Hiệu quả bất ngờ xông mặt từ lá trầu không
Xông hơi mặt cho da, đây là một bước khá quan trọng trong quá trình chăm sóc da, giúp làm sạch, đào thải độc tố, giãn nở lỗ chân lông cho da thông thoáng để sẵn sàng cho những bước chăm sóc da tiếp theo. Hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ cho mọi người cách xông mặt từ lá trầu không – một nguyên liệu chăm sóc da vô cùng an toàn từ 100% thiên nhiên.
Công dụng của lá trầu không
Lá trầu không không chỉ dùng để cho các bà ăn trầu mà còn có rất nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp đối với các chị em.
Lá trầu không là gì?
Lá trầu không có tên khoa học Betel pepper là một loại thân leo và sống phổ biến ở các khu vực khí hậu nhiệt đới. Bởi lá trầu không có vị đặc trưng cay, tính hàn, từ lâu, lá trầu không được sử dụng như một loại thuốc quý điều trị các triệu chứng như: đau bụng, viêm nhiễm, cảm cúm, nhiễm trùng,…trong các bài thuốc đông y.
>>> Xem thêm: Chiết xuất lá trầu không là gì?
Đắp mặt bằng lá trầu
Đắp mặt nạ lá trầu không có tác dụng làm trắng cao nên nhớ dùng kem chống nắng để bảo vệ da mỗi khi ra ngoài. Chỉ nên đắp ở những vùng da có mụn, nám hạn chế đắp lan ra vùng da bình thường.
Bột lá trầu (bột lá trầu chính là bột được xay nhuyễn từ các lá trầu không)
Lá trầu không có chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất khác như kẽm, canxi nên có tác dụng đẩy lùi melanin trị nám và tàn nhang hiệu quả. Lá trầu không chứa từ 0.8% đến 1.8% tinh dầu, lá trầu không có tác dụng dược lý có khả năng kháng sinh rất mạnh đối với các loại côn trùng.
Xông mặt bằng lá trầu không
Tác dụng của việc xông lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng tiêu viêm sát khuẩn rất tốt nên có nhiều tác dụng mà bạn không thể ngờ như:
- Làm đẹp da: Lá trầu không chứa các chất có thành phần chống oxy hóa cao đặc biệt là chất phenol cùng với tác dụng khử trùng, kháng viêm giúp đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng mụn tấn công. Bên cạnh đó, còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da, giúp se khít lỗ chân lông, từ đó cải thiện làn da mịn màng, tươi sáng và săn chắc hơn.
- Điều trị vết thương: Với tính kháng khuẩn và kháng viêm tốt lá trầu không có tác dụng điều trị vết thương rất tốt.
- Giúp se khít vùng kín: Đối với những chị em sau khi sinh nở, vùng kín sẽ không còn được đẹp do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể dẫn đến sự co giãn của cơ quan sinh dục. Lá trầu không sẽ giúp cải thiện vùng kín bởi có tính sát khuẩn và chất gây co cơ, se khít nhiều hơn.
Các bước xông mặt từ lá trầu không
Để có thể xông mặt bằng lá trầu không cần theo dõi các bước dưới đây:
- Bước 1: Lựa chọn lấy khoảng 5 lá không quá già, không quá non đem rửa sạch, để ráo. Lưu ý, nếu mua ngoài chợ cần phải rửa sạch và ngâm với nước muối.
- Bước 2: Lấy lá trầu không cho vào nồi nhỏ, đổ nước ngập lá và đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đậy kín nắp nồi để tránh làm mất nhiệt.
- Bước 3: Trước khi xông, cần làm sạch mặt để loại bỏ bụi bẩn trên da. Việc này sẽ có tác dụng tích cực lên việc xông hơi với lá trầu không.
- Bước 4: Có thể để nguyên trong nồi, sử dụng một chiếc khăn to để trùm kín lại, hé vung để hơi bay lên. Sau đó rửa sạch lại với nước
Thời gian xông mặt bằng lá trầu không
Cần thực hiện phương pháp xông mặt bằng lá trầu không một cách đều đặn, liên tục, khong thực hiện quá dày hoặc quá ít để cho hiệu quả tốt nhất trong việc trị mụn, làm sáng da.
Chỉ nên xông hơi trong thời gian từ 10 – 20 phút để cho hiệu quả tốt nhất. Đối với những ai có làn da nhạy cảm thì chỉ nên xông trong vòng 5 phút đổ lại.
Thực hiện phương pháp này 1-2 lần/tuần, tránh sử dụng quá đà có thể gây tác dụng ngược.
Các công dụng khác nhau từ lá trầu không
- Điều trị hôi miệng: Khi nhai lá trầu không giúp cho miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn. Nước bọt này sẽ giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
- Điều trị đau họng: Với tính năng kháng viêm và sát trùng thì việc nhai lá trầu không thường xuyên giúp hạn chế bị đau họng.
- Tác dụng với sức khỏe: Lá trầu không có khả năng khắc phục các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón…và một số các vấn đề về đường hô hấp.