Vén bức màn các cách chiết xuất thảo dược đang được áp dụng hiện nay
1. Chiết xuất thảo dược là gì?
1.1 Định nghĩa

Chiết xuất thảo dược là quá trình dùng dung môi thích hợp để hòa tan các chất, các hợp chất có trong thảo dược (chủ yếu là các chất có tác dụng điều trị/ hỗ trợ điều trị), sau đó tác chúng ra khỏi thành phần không tan của thảo dược (bã thảo dược).
1.2 Nguyên liệu thảo dược dùng để chiết xuất nguyên chất
Thảo dược dùng để chiết xuất nguyên chất chủ yếu là các bộ phận của thảo dược như: hoa, quả, hạt, lá, cành, thân, rễ, củ… ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, sấy khô.
1.3 Chiết xuất tự nhiên

Chiết xuất thảo dược được xem là chiết xuất tự nhiên. Bởi những nguyên liệu chiết xuất hầu hết là tự nhiên, là những loài thực vật, động vật, khoáng sản, hoặc thành phần vi sinh vật…
Được chiết xuất bởi các phương pháp tối ưu, chứa rất ít những thành phần hóa học tổng hợp, không trộn lẫn tạp chất, không tạo màu, và chất bảo quản.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiết xuất thảo dược
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chiết xuất thảo dược như: nguyên liệu, dung môi, quy trình,..
2.1 Nguyên liệu thảo dược
Màng tế bào dược liệu: Đây là nơi xảy ra những hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu. Đối với những thảo dược vỏ mỏng, dung môi dễ thấm thì thảo dược đó chỉ cần xay thô, không nên xay mịn.
Đối với những dược liệu già rắn, thân hóa bần thì nên xay nhỏ, xay mịn dược liệu.
Chất nguyên sinh có trong dược liệu: Để chiết xuất tốt cần phải phá vỡ chất nguyên sinh bằng nhiệt sấy phơi hoặc dùng cồn. Bởi vì chất nguyên sinh khá nhớt, đàn hồi và không tan trong nước.

Một số tạp chất khác có trong dược liệu: có những hợp chất có tính chất tan trong nước tạo thành dung dịch keo, làm cản trở quá trình chiết xuất. Còn đối với những chất không tan trong nước và bị hồ hóa trong nước nóng thì lại không chiết xuất được ở nhiệt độ cao.
2.2 Dung môi chiết xuất
Dung môi chiết xuất là dung dịch dùng để hòa tan các chất tan có trong thảo dược nhằm tách chúng ra khỏi phần không tan của thảo dược. Một số dung môi thường dùng trong chiết xuất như: Nước, Ethanol, Glycerin, dầu thực vật..
Những yêu cầu về chất lượng của dung môi trong chiết xuất như: Dễ thấm vào dược liệu, hòa tan chọn lọc, trơ về mặt hóa học, không gây cháy nổ, không làm biến đổi thành phần về mùi vị và màu sắc, phải bay hơi khi cần cô đặc với dịch chiết.
2.3 Quá trình chiết xuất
Quy trình chiết xuất cũng sẽ có ảnh hưởng đến chiết xuất thảo dược theo từng giai đoạn như:
– Chuẩn bị dược liệu, dung môi
– Chiết xuất hoạt chất.
– Loại bớt tạp chất.
– Cô đặc, sấy khô.
– Xác định và điều chỉnh tỷ lệ hoạt chất
– Hoàn chỉnh chế phẩm.
3. Các cách chiết xuất thảo dược
Một số cách chiết xuất thảo dược thường được áp dụng nhất đó là:
Truyền dịch: Đây là phương pháp đơn giản nhất, nó tương tự như pha trà. Được áp dụng đối với các loại thảo được thường chiết xuất từ lá, hoa và thân.
Thuốc sắc: Được sử dụng khi thảo dược có thân dày, cứng hoặc rễ, vỏ cây, hay hạt khó sử dụng cách truyền dịch.

Percolation: Nếu bạn chiết xuất dược liệu từ cao thảo mộc thì đây là cách phù hợp. Được sử dụng khi cao thảo mộc khô và nghiền mịn.
Maculation: Đây là quá trình ngâm một loại thảo mộc với dung môi
4. Một số ứng dụng của chiết xuất thảo dược trong đời sống
Rất nhiều sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược đem lại những hiệu quả thần kì trong việc chăm sóc sắc đẹp và chữa bệnh.
Một số sản phẩm làm đẹp được ưu ái sử dụng từ việc chiết xuất từ thảo mộc như. Sản phẩm từ nghệ giúp trị thâm sẹo, tái tạo làn da. Sản phẩm từ thìa là đen giúp làm thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn. Sản phẩm từ bột quế giúp tẩy da chết trên môi.

Một số khác lại được dùng như một chiết xuất thảo dược thần kỳ chữa bá bệnh. Như chiết xuất hồi quế, chiết xuất trà xanh, chiết xuất ba kích… có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.
Với bất kỳ sự thắc mắc hay muốn tìm đơn vị chiết xuất uy tín, hãy liên hệ ngay cho 3CShop chúng tôi, bạn sẽ không phải băn khoăn bất cứ điều gì.