Tác hại của lá tía tô trong làm đẹp
Lá tía tô là một loại thực phẩm quen thuộc với chúng ta và được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Trong y học cổ truyền, tía tô có đặc tính cay, ấm có tác dụng chữa cảm lạnh, đầy bụng và nôn mửa. Ngày nay, lá tía tô được sử dụng nhiều trong làm đẹp của chị em. Nhưng không phải ai cũng biết đến tác hại của lá tía tô đặc biệt trong làm đẹp. Vậy nên hãy cùng 3C tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
[toc]
Những ý kiến trái chiều về tác hại của lá tía tô trong làm đẹp
Dù được dùng nhiều nhưng vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng làm đẹp. Có người nhận được hiệu quả thực sự nhưng có người lại bị nổi mụn, bị mẫn đỏ… Vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là sử dụng lá tía tô như thế nào để đạt được hiệu quả?
Sỡ hữu làn da đẹp nhờ cây tía tô
Lá tía tô có vị ngọt, cay và chúng cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm đau và ngăn ngừa hen suyễn. Bên cạnh đó, lá chứa giá trị dinh dưỡng cao với nhiều vitamin như vitamin A, vitamin E, vitamin C, sắt, phốt pho và canxi thực sự hiệu quả trong việc chăm sóc da và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Do đó, lá tía tô đã được áp dụng như một phương thuốc tại nhà cho việc chăm sóc da trong nhiều năm, và chúng chưa bao giờ làm bất cứ ai thất vọng.
>>>Xem thêm: Thông tin về chiết xuất lá tía tô
3C Comestic sẽ chia sẻ đến bạn một số cách làm đẹp từ lá tía tô như sau:

Cách 1: Sử dụng lá tía tô nguyên chất
- Chuẩn bị 1-2 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch và nghiền chúng.
- Thêm một chút muối mịn sạch vào đó
- Trực tiếp thoa lên các nốt mụn thịt, các vùng bị nám
- Sau 20-30 phút, rửa sạch bằng nước ấm
- Thực hiện giải pháp này 3-4 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất
Áp dụng trực tiếp lá tía tô lên da giúp da hấp thụ nhanh chóng các chất dinh dưỡng quan trọng, loại bỏ các lớp sừng & tế bào chết trên da và nhanh chóng giải phóng độc tố ra ngoài, giúp quá trình bài tiết hoạt động dễ dàng hơn và ngăn ngừa các vết nám da hình thành.

Cách 2: Lá tía tô và mật ong
- Chuẩn bị lá tía tô sạch, xay nhuyễn chúng ra
- Sau đ ó trộn với 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, một chút muối
- Sử dụng tăm bông để thấm hỗn hợp và bôi nó lên các v ùng da
- Rửa sạch với nước ấm sau 10-20 phút
Tía tô kết hợp với mật ong và muối có tác dụng kháng khuẩn và loại bỏ các vùng da chết. Nó có thể sử dụng được cho các khu vực nhạy cảm như xung quanh mắt. Áp dụng điều trị thường xuyên 2-3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cách 3: Sử dụng lá tía tô và bột nghệ
- Chuẩn bị một nắm lá tía tô sạch và xay nhuyễn để lấy nước ép của chúng
- Trộn nước ép với 1 muỗng cà phê bột nghệ để tạo thành một hỗn hợp sệt
- Thoa đều lên các vùng da bị sạm, thâm màu và để khô trong 20 phút
- Rửa sạch với nước ấm

Lưu ý: Sau khi thực hiện các phương pháp điều trị bằng lá tía tô, bạn nên tránh ánh nắng mặt trời để bảo vệ làn da của bạn. Và trước khi áp dụng các giải pháp này quanh mắt, bạn nên thử chúng trên tay vì lá tía tô có thể bị dị ứng với ai đó.
>>>Xem thêm: 7 công dụng làm đẹp của lá bạc hà hiệu quả không kém gì mỹ phẩm
Hoảng hốt trước tác hại của lá tía tô
Tuy nhiên gần đây trên mạng xã hội có chia sẻ rằng khi dùng lá tía tô sẽ bị nổi mụn, các vết mẫn đỏ… khắp cả mặt. Bạn không biết liệu các thông tin trên mạng có thực sự đúng và hữu ích hay không?
Chúng tôi phải thông báo đến bạn một số lưu ý khi dùng lá tía tô để tránh các sai lầm đáng tiếc:
- Các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ…
- Không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi khi sử dụng cần thận trọng.
- Bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.
Lá tía tô là một loại nguyên liệu tốt cho da nhưng vẫn không thể phủ nhận những tác hại của chúng. Vì vậy, các bạn phải tìm hiểu kỹ về loại da của mình và thực hiện đúng phương pháp để tránh những sai lầm đáng tiếc. Chúc các bạn thực hiện thành công và có một làn da khỏe mạnh.