Rễ cây Đương quy đánh tan nám tàn nhang- Nỗi lo của chị em phụ nữ
Rễ cây Đương quy được biết đến là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông Y. Thế nhưng vài viết dưới đây sẽ cho bạn biết về phương pháp làm đẹp của rễ cây Đương quy. Rễ cây Đương quy đánh tan nám, tàn nhang mang lại cho người dùng làn da đẹp không tỳ vết.
[toc]Giới thiệu tổng quan về Đương quy:
Còn được gọi với các tên khác như vân quy, tần quy. Có tên khoa học là Angelica sinensis. Đương quy là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây thuộc loại thân thảo lớn, sống lâu năm, cây có thể cao từ 40 đến 80cm.

>>>Xem thêm: Thông tin về chiết xuất rễ đương quy trong làm đẹp
Đặc điểm nhận dạng
Cây Đương quy thuộc loại cây nhỏ, thân màu tím có rãnh mọc. Lá Đương quy mọc so le, 2 – 3 lần xẻ lông chim, cuống lá dài từ 3 – 12cm, 3 đôi lá chét; 2 lá chét trên đỉnh không có cuống, 2 lá chét phía dưới có cuống dài, 2 lá chét còn lại xẻ 1 – 2 lần nữa, mép răng cưa, phía dưới cuống phát triển dài gần ½ cưa, ôm lấy thân. Mua màu xanh trắng rất nhỏ họp thành từng cụm gồm 12 – 40 hoa, hình tán kép. Ra hoa tầm tháng 7 – 8. Quả bế màu tím nhạt, có rìa.
Điều kiện sinh thái
Cây Đương quy phát triển mạnh ở vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Hiện nay tại Việt Nam, cây Đương quy được trồng ở Sapa tỉnh Lào Cai. Ngoài ra hiện nay chúng ta đã có thể trồng thành công ở vùng đồng bằng quanh Hà Nội do lợi dụng thời tiết lạnh của mùa rét.
Cây Đương quy ưa ẩm, mưa nhiều, yêu cầu lượng mưa trong năm là 1.034mm. Độ ẩm thích hợp 70 – 75% giai đoạn cây con, giai đoạn cây phát triển thân lá yêu cầu 75 – 80%, giai đoạn cây già 65 – 70%. Cây thích ống ở nơi đất mới khai hoang, tầng đất dày, nhiều mùn, tơi xốp, độ pH 5,5 – 6,5. Giai đoạn sản xuất: yêu cầu tưới nước tiện lợi, thoát nước tốt, thích hợp trên đất cát pha.
Người ta thu hoạch Đương quy bằng cách đào rễ và cắt bớt rễ con phơi trong nhà hoặc cho vào trong thùng, sấy lửa nhẹ, cuối cùng phơi trong mát cho khô.
Các giai đoạn sinh trưởng phát triển
Dưới đây là các giai đoạn sinh trưởng của cây Đương quy:
Giai đoạn nảy mầm:
Giai đoạn này thường được kéo dài khoản 20 ngày, điều kiện nhiệt độ khoảng từ 20 đến 25 độ, thì tỷ lệ nảy mầm lên đến 80%. Thời kỳ cây con sinh trưởng yếu đến 3 – 4 lá mới xẻ thùy. Đây là thời điểm thích hợp để tỉa cây định mật độ. Thời gian từ gieo hạt đến khi thu được dược liệu là 1 năm ở miền núi và khoảng 9 – 10 tháng ở vùng đồng bằng.

Giai đoạn sinh trưởng:
Giai đoạn cây con kéo dài đến khi mọc mầm đến khi cây từ 6 đến 7 lá. Thời gian này cây kéo dài từ 6 đến 7 tháng, lúc này cây con yếu, sinh trưởng chậm.
Giai đoạn sinh trưởng của thân và lá phát triển mạnh. Thời kỳ này kéo dài từ 6 đến 7 tháng và sau đó cây bắt đầu sinh trưởng chậm lại. Đến mùa đông lá chuyển màu vàng và ngủ đông, đến mùa xuân sang năm cây mọc mầm mới tiếp tục sinh trưởng. Sau 2 năm là có thể thu hoạch củ.
Đánh giá công dụng của đối với việc dùng rễ cây đương quy đánh tan nám tàn nhang và các vấn đề khác
Nám – tàn nhang: đây là hiện tượng xuất hiện những mụn đỏ trên bề mặt da mặt thường trên má và mũi.. Những nốt mụn đỏ này dần dần dần sẽ chuyển sang màu vàng thâm và dần dần thành màu nâu. Mặc dù nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng ít nhiều đến sắc đẹp và gây phiền toái mất tự tin cho phụ nữ.
Đương quy là vị thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, tiêu dung, dưỡng gân, nhuận tràng. Trong Đông y cho rằng Đương quy chính là đầu vị trong điều trị bệnh phụ nữ. Vị thuốc này cũng được chỉ định trong các đơn thuốc bổ cũng như điều trị bệnh thiếu máu, cơ thể suy yếu, đau đầu, suy tim, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, đau ngực bụng, viêm khớp, mụn nhọt lở ngứa, huyết ứ, kinh nguyệt không đều….
Trong làm đẹp, Đương quy cũng là một trong số những thành phần của Collagen giúp tăng cường hoạt huyết trên da. Chính bởi tác dụng tăng cường lưu thông máu mà người ta đã sử dụng. Đương quy để kích thích tuần hoàn máu trên da. Ngoài ra còn giúp đào thải độc tố và chống lại những tác nhân oxy hóa bên trong và bên ngoài. Tế bào da được nuôi dưỡng, làm giảm tình trạng khô nứt, làm trắng da. Đặc biệt loại bỏ những vết nám tàn nhang hiệu quả và kích thích sự hoạt động của làn da, giúp làn da luôn khỏe đẹp và hồng hào tươi tắn hơn.
Thành phần Đương quy chứa hàm lượng lớn tinh dầu, amino vitamin, axit folic và các nguyên tố vi lượng khác. Không gây dị ứng da, không lưu lại các chất có hại trên da.
>>>Xem thêm: Công dụng của cây cỏ ngọt và những điều ít người biết
Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả từ Đương quy
Dưới đây là một số cách chữa bệnh cũng như làm đẹp mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Lưu ý tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ để tốt nhất.
Trị bệnh thiếu máu (chóng mặt, hoa mắt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu)
Để điều trị bệnh tiểu đường người ta thường dùng bột đương quy, bạch thược, xuyên khung, thục địa mỗi vị 12g. Mỗi ngày sử dụng một thang. Sử dụng uống liền 3 đến 4 tuần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Khí huyết kém (mệt mỏi, da xanh xao, gầy còm)
sử dụng bột đương quy 12g, hoàng kỳ 40g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, nên uống liền 3 đến 4 tuần.
Trị tiêu hóa kém (cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ)
Bột đương quy, cam thảo, viễn chí, mỗi vị 4g; bạch truật, bạch linh, hoàng kỳ, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Rễ cây đương quy đánh tan nám tàn nhang – giúp làm trắng da
Sử dụng kết hợp Đương quy bạch chỉ, đậu xanh, bạch cập, hạnh nhân, hoài sơn và 2 giọt tinh dầu hoa hồng. Điều này tạo nên mặt nạ trị nám tàn nhang và dưỡng da. Loại mặt nạ này thích hợp với mọi loại da, nhất là người có làn da lão hoá, thô, nhão.

Sử dụng thoa đều hỗn hợp lên mặt. Sau khoảng 20 đến 30 phút thì rửa sạch lại mặt. Hằng tuần đắp mặt nạ trị nám, tàn nhang từ Đương quy này khoảng 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.