Dược liệu ba kích: tác dụng, đặc điểm và lợi ích sức khỏe cho mọi người
Dược liệu ba kích từ xưa đã được các cụ dùng làm thuốc đông y trị bệnh. Bằng những bài thuốc đơn giản như sắc uống, đông trùng hạ thổ đã chữa được một số bệnh. Vì vậy ngày nay, dược liệu ba kích được tìm mua và rất nhiều người tin dùng.
1. Thông tin về dược liệu ba kích
- Tên khác: Ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc.
- Tên khoa học: Morinda officinalis How
- Họ: Cà Phê (Rubiaceae)
Ba kích có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam. Hiện nay, thảo dược này được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng miền núi phía Bắc, trung du.
2. Đặc điểm của ba kích
Ba kích hay còn gọi là ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà… Được biết đến là cây thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông. Cây mọc thành bụi ở ven rừng và cao trên dưới 500m.
Sống lâu năm và leo bằng thân quấn. Phủ một màu tím quanh thân và có lông. Lá mọc đối nha bởi những cành non, lá có hình mác. Hoa là bộ phận tập trung ở tán cây. Thường có hoa màu trắng, về sau trở vàng, dài 1cm.
Bộ phận làm dược liệu liệu là: Hoa, lá, quả, rễ. Rễ cây ba kích thường được dùng làm dược liệu nhiều nhất. Có kích thước khá lớn, thường được sơ chế bằng cách rửa sạch, phơi khô, hoặc sấy, cắt thành từng đoạn ngắn. Cụ thể:
- Củ cây ba kích có hình trụ tròn, độ dài ngắn khác nhau
- Có vỏ cứng, cùi dày và dễ bóc
- Màu xám, có vân dọc, da sần sùi
- Phần lõi trong có màu tím hoặc hồng nhạt
- Mùi không có, nhưng vị ngọt chát
3. Tác dụng của dược liệu ba kích
Tác dụng của dược liệu ba kích rất đa dạng. Có thể kể đến một số tác dụng trong y học hiện đại phổ biến sau đây: Tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm, tác dụng tốt với hệ nội tiết. Trong đông y nó còn có tác dụng là: Chủ đại phong tà khí, an ngũ tạng, hạ khí, bổ ngũ lão, bổ thận, hóa đờm…
4. Một số lợi ích đến từ cây ba kích trong chăm sóc sức khỏe
Dược liệu ba kích là một thần dược trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe với một số bệnh phổ biến dưới đây.
4.2 Điều trị các bệnh đau xương khớp hiệu quả
Bệnh xương khớp được điều trị nhờ vào hàm lượng Choline trong ba kích. Với các bệnh sử về tê tay, mỏi gối, đau nhức xương khớp thì nên dùng ba kích.
4. 3 Điều trị vết thương và chống viêm nhiễm.
Thành phần của rễ cây ba kích có chứa lượng vitamin C, chất chống oxy hóa lớn giúp các vết thương nhanh khép miệng. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công khiến vết thương lan rộng.
4.1 Tăng cường sức khỏe
Xua tan mọi mệt mỏi khi dùng ba kích bởi vì nó chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Có tác dụng thanh lọc cơ thể và bổ sung vitamin B1 giúp khỏe, tràn đầy năng lượng.
4.4 Giảm huyết áp nhờ uống trà ba kích
Nhờ sự kết hợp với các loại dược liệu khác như rau má, mật ong,… ba kích giúp hạ huyết áp. Giúp đỡ chóng mặt, hoa mắt và làm hạ khí, hạ huyết, ổn định cơ thể.
5. Một số lưu ý nhỏ khi dùng ba kích dược liệu để trị bệnh
Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh thì ba kích còn có một số tác dụng phụ mà chúng ta nên tìm hiểu để chú ý hơn.
Ba kích gây liệt dương: Rubiadin chứa trong lõi của củ cây ba kích gây tác dụng phụ là liệt dương ở nam giới.
Những người có các triệu chứng đại tiện bón, tiểu đỏ, miệng đắng, mờ mắt, khát nước thì cấm dùng.
Ba kích gây hại cho hệ tim mạch: Hệ tim mạnh có thể khó khăn trong quá trình hoạt động vì bị ức chế bởi một số chất trong ba kích dẫn đến: tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mạch, mạch đập nhanh… Vì vậy khuyến cáo là những người bị bệnh về tim mạch thì hạn chế sử dụng dược liệu ba kích.
Việc cần lưu ý lớn nhất là không nên sử dụng dược liệu ba kích khi chưa có sự chỉ dẫn tận tình của bác sĩ, thầy thuốc.