Từ lâu, Đinh Hương Dược Liệu được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong những món ăn hàng ngày. Và được xem như một loại thảo dược thần kỳ, giúp chăm sóc sức khỏe con người. Bởi nó điều chế được những hương thơm và hỗ trợ khử mùi hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp hơn về những thành phần có lợi cho sức khỏe từ dược liệu đinh hương này nhé.
Đinh hương dược liệu là gì?
Đinh hương hay còn được gọi là những cái tên khác như đinh tử, đinh tử hương, kê tử hương. Là một trong những dược liệu quý. Dược liệu này là loài thực vật thường xanh có chiều cao trung bình khoảng từ 12 -15m. Hoa đinh hương thường sẽ có màu đỏ sẫm và mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa này sẽ gồm có 4 đài dày và 4 cánh tràng màu trắng hồng. Còn đối với quả thì mọng dài ra xung quanh đài mỗi quả chỉ chứa được 1 hạt. Đinh hương dược liệu sẽ có mùi hương thơm dịu nhẹ, có vị cay và có tính ấm.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây đinh hương
Đinh hương dược liệu chứa một số thành phần chất dinh dưỡng sau đây như Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, Mangan, Magie, Canxi, Protein, chất oxy hóa và các khoáng chất khác.
Ngoài ra, còn một số thành phần khác như: Eugenol, acetyl eugenol, beta-caryophyllene, benzaldehyde, flavonoid…
Cơ chế hoạt động cây đinh hương dược liệu:
Đinh hương có chất ức chế prostaglandin tổng hợp, cyclooxygenase và lipoxygenase. Eugenol, một trong những thành phần hóa học của cây đinh hương, có khả năng gây tê, kháng khuẩn.
Các lợi ích sức khỏe của dược liệu đinh hương
Chăm sóc răng miệng
Thành phần Eugenol là hợp chất được sử dụng nhiều trong điều trị nha khoa. Đây được xem là hoạt chất gây mê và kháng khuẩn, khả năng chống viêm kháng nấm cực tốt. Ngoài ra, mùi hương đặc trưng của đinh hương sẽ giúp loại bỏ hơi thở của răng miệng.
Cách sử dụng đinh hương bằng cách: Nhai 2 – 3 nụ đinh hương sao cho tinh dầu đủ để thấm ướt vị trí bị đau. Hoặc chỉ cần vài giọt tinh dầu đinh đương vào nước và súc miệng mỗi ngày để cải thiện tình trạng. (Chất chiết dịch có trong nụ đinh hương sẽ giúp kiểm soát được sự phát triển của các tác nhân gây bệnh có thể dẫn đến các bệnh về răng miệng rất hiệu quả.
Đinh hương giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp
Trong thành phần dinh dưỡng có chất Mangan là khoáng chất giúp duy trì hệ xương chắc khỏe và ổn định chức năng não. Và giàu các chất eugenol, flavonoid làm tăng mật độ xương và khoáng chất trong xương. Đối với những ai có xương yếu hay phụ nữ, người già nên dùng đinh hương dược liệu thường xuyên.
Giúp giảm béo phì
Chiết xuất đinh hương là dược liệu ngăn ngừa béo phì do chế độ ăn giàu chất béo, làm giảm mỡ bụng, mỡ trong gan và kiểm soát tình trạng tăng cân.
Đinh hương có thể giúp giảm đau đầu và căng thẳng cho bạn
Cây đinh hương có chứa hóa chất eugenol có tác dụng gây mê hệ thần kinh và giảm đau. Nó có tác dụng làm mát và giúp đỡ giảm thiểu sự đau đầu.
Cách sử dụng đơn giản khi mệt mỏi chỉ cần kết hợp một ít tinh dầu đinh hương và dầu dừa để xoa bóp. Các tinh chất sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong kết hợp với massage nhẹ nhàng. Như vậy sẽ giúp giảm đau đầu hiệu quả.
Là vị thuốc chữa trị ho hiệu quả
Khi thời tiết thay đổi khiến cho cơ quan hô hấp của bạn có thể chưa thích nghi kịp thời. Điều này khiến cho cổ họng khó chịu và tình trạng ho kéo dài.
Chỉ cần ngậm hỗn hợp bột đinh hương trộn với vài hạt muối tinh là có thể giảm ho một cách hiệu quả. Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, cây đinh hương còn có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Đinh hương dược liệu có thuộc tính giảm đau và chống viêm hiệu quả. Và các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng trong đinh hương dược liệu có thể kiểm soát được ung thư phổi và các loại ung thư khác ở giai đoạn đầu.
Vì vậy, hãy ăn nhiều đinh hương để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư nhé.
Tăng cường hệ miễn dịch tốt cho cơ thể
Dưỡng chất Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi sử dụng đinh hương sẽ chống được phần lớn các bệnh nhiễm trùng. Vì nó sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng số lượng bạch cầu.
Một số lưu ý nhỏ khi dùng đinh hương dược liệu để chữa bệnh
- Khi sử dụng đinh hương cần phải biết cẩn thận với tinh dầu đinh hương. Đây là loại dầu thiên nhiên nhưng có tính mạnh nên cần phải hoàn loãng chúng trước khi dùng.
- Không dùng đinh hương cho trẻ em hay phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Đối với những ai bị hen suyễn nặng và chảy máu dạ dày không nên dùng đinh hương.
Dược liệu ba kích từ xưa đã được các cụ dùng làm thuốc đông y trị bệnh. Bằng những bài thuốc đơn giản như sắc uống, đông trùng hạ thổ đã chữa được một số bệnh. Vì vậy ngày nay, dược liệu ba kích được tìm mua và rất nhiều người tin dùng.
1. Thông tin về dược liệu ba kích
- Tên khác: Ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc.
- Tên khoa học: Morinda officinalis How
- Họ: Cà Phê (Rubiaceae)
Ba kích có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam. Hiện nay, thảo dược này được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng miền núi phía Bắc, trung du.
2. Đặc điểm của ba kích
Ba kích hay còn gọi là ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà… Được biết đến là cây thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông. Cây mọc thành bụi ở ven rừng và cao trên dưới 500m.
Sống lâu năm và leo bằng thân quấn. Phủ một màu tím quanh thân và có lông. Lá mọc đối nha bởi những cành non, lá có hình mác. Hoa là bộ phận tập trung ở tán cây. Thường có hoa màu trắng, về sau trở vàng, dài 1cm.
Bộ phận làm dược liệu liệu là: Hoa, lá, quả, rễ. Rễ cây ba kích thường được dùng làm dược liệu nhiều nhất. Có kích thước khá lớn, thường được sơ chế bằng cách rửa sạch, phơi khô, hoặc sấy, cắt thành từng đoạn ngắn. Cụ thể:
- Củ cây ba kích có hình trụ tròn, độ dài ngắn khác nhau
- Có vỏ cứng, cùi dày và dễ bóc
- Màu xám, có vân dọc, da sần sùi
- Phần lõi trong có màu tím hoặc hồng nhạt
- Mùi không có, nhưng vị ngọt chát
3. Tác dụng của dược liệu ba kích
Tác dụng của dược liệu ba kích rất đa dạng. Có thể kể đến một số tác dụng trong y học hiện đại phổ biến sau đây: Tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm, tác dụng tốt với hệ nội tiết. Trong đông y nó còn có tác dụng là: Chủ đại phong tà khí, an ngũ tạng, hạ khí, bổ ngũ lão, bổ thận, hóa đờm…
4. Một số lợi ích đến từ cây ba kích trong chăm sóc sức khỏe
Dược liệu ba kích là một thần dược trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe với một số bệnh phổ biến dưới đây.
4.2 Điều trị các bệnh đau xương khớp hiệu quả
Bệnh xương khớp được điều trị nhờ vào hàm lượng Choline trong ba kích. Với các bệnh sử về tê tay, mỏi gối, đau nhức xương khớp thì nên dùng ba kích.
4. 3 Điều trị vết thương và chống viêm nhiễm.
Thành phần của rễ cây ba kích có chứa lượng vitamin C, chất chống oxy hóa lớn giúp các vết thương nhanh khép miệng. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công khiến vết thương lan rộng.
4.1 Tăng cường sức khỏe
Xua tan mọi mệt mỏi khi dùng ba kích bởi vì nó chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Có tác dụng thanh lọc cơ thể và bổ sung vitamin B1 giúp khỏe, tràn đầy năng lượng.
4.4 Giảm huyết áp nhờ uống trà ba kích
Nhờ sự kết hợp với các loại dược liệu khác như rau má, mật ong,… ba kích giúp hạ huyết áp. Giúp đỡ chóng mặt, hoa mắt và làm hạ khí, hạ huyết, ổn định cơ thể.
5. Một số lưu ý nhỏ khi dùng ba kích dược liệu để trị bệnh
Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh thì ba kích còn có một số tác dụng phụ mà chúng ta nên tìm hiểu để chú ý hơn.
Ba kích gây liệt dương: Rubiadin chứa trong lõi của củ cây ba kích gây tác dụng phụ là liệt dương ở nam giới.
Những người có các triệu chứng đại tiện bón, tiểu đỏ, miệng đắng, mờ mắt, khát nước thì cấm dùng.
Ba kích gây hại cho hệ tim mạch: Hệ tim mạnh có thể khó khăn trong quá trình hoạt động vì bị ức chế bởi một số chất trong ba kích dẫn đến: tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mạch, mạch đập nhanh… Vì vậy khuyến cáo là những người bị bệnh về tim mạch thì hạn chế sử dụng dược liệu ba kích.
Việc cần lưu ý lớn nhất là không nên sử dụng dược liệu ba kích khi chưa có sự chỉ dẫn tận tình của bác sĩ, thầy thuốc.
Trái nhàu được dân gian sử dụng nhiều như một bài thuốc quý, giúp tăng cường sức khỏe, chữa nhiều bệnh tật. Nên chiết xuất nhàu được tạo ra làm nên những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng hằng ngày.
1. Thông tin về chiết xuất trái nhàu
Cây nhàu có tên tiếng anh là Noni, thuộc họ cà phê. Cây nhàu chủ yếu sống ở những nước nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Phổ biến ở nước ta là các vùng miền Trung và miền Nam.
Trái nhàu hay còn gọi là trái ngao. Cây nhàu thường có cao tầm 6-8m, cây có cành lá to, lá mọc đối xứng hình bầu dục, nhọn ở đỉnh đầu. Quả của trái nhàu dùng trong chiết xuất thì có màu xanh nhạt, hình trứng, khi chín có màu trắng hồng, mùi khá nồng và cay.
2. Công dụng của chiết xuất nhàu trong chăm sóc sức khỏe
Công dụng của trái nhàu rất phong phú. Bởi vì chính trái nhàu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó Kali là chất chứa nhiều nhất và có tác dụng tốt trong việc kháng ung thư. Đồng thời, chiết xuất của nhàu còn được sử dụng cho nhiều mục đích tăng cường sức khỏe khác như dưới đây:
2.1 Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong trái nhàu có tác dụng làm giảm tiết dịch niêm mạc dạ dày rất tốt. Đặc biệt là đối với các trường hợp trào ngược dạ dày hay những bệnh về tiêu hoá kém. Trái nhàu còn có khả năng hỗ trợ tăng cường hoạt động, co bóp của dạ dày để hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
Chiết xuất nhàu khi được làm thành nước uống hay trà thì có vị chua giúp tăng sự co bóp trong ruột, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, chống táo bón.
2.2 Giảm đau nhức khớp và xương nhờ uống trái nhàu
Công dụng này được xem là hiệu quả nhất của trái nhàu. Nó có tác dụng làm giảm sưng tấy các vết thương trong người. Ngoài ra có còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, làm giảm sự khó chịu của người bệnh, việc ngâm rượu trái nhàu và dùng đúng liều lượng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại thì nhàu có tác dụng giảm đau nhức xương cột sống, đau nửa đầu, đau cơ…
2.3 Giúp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả
Trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản đưa ra kết luận rễ cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp ngay cả khi sử dụng tươi hoặc phơi khô. Các hoạt chất có trong rễ có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch. Thêm vào đó là các hoạt chất còn làm giãn mạch, ngoại biên làm tăng dung lượng máu và nhờ đó hạ huyết áp.
2.4 Cây nhàu còn hỗ trợ bạn trong điều trị chứng mất ngủ
Chiết xuất nhàu giúp cải thiện chứng thiếu máu não, giải quyết vấn đề đau nhức, đau đầu, mất ngủ do máu kém lên não. Có thể kết hợp giữa rễ cây nhàu và ngưu tất để giúp ngủ ngon hơn, giảm chóng mặt và đau nửa đầu.
Bên cạnh đó, có nhiều tài liệu cho rằng trái nhàu cũng có khả năng tăng đề khánh và miễn dịch cho cơ thể. Và còn có khả năng phòng chống ung thư. Các dưỡng chất có trong trái nhàu sản sinh những tế bào khỏe mạnh hơn, tăng cường đề kháng và miễn dịch.
3. Lợi ích trong làm đẹp mà chiết xuất trái nhàu mang lại
Không chỉ là một chiết xuất thần dược trong chăm sóc sức khỏe mà nó còn giúp cung cấp một lượng vitamin lớn cùng với chất chống oxy hóa rất tốt cho làn da. Vì vậy hiện nay trên thị trường nhiều sản phẩm mỹ phẩm được chiết xuất từ trái nhàu.
Làm đẹp da: Chứa các hoạt chất có lợi giúp da trắng, tăng đàn hồi và chống dị ứng, ngăn ngừa nổi mụn bằng cách sử dụng các chiết xuất nhàu làm mặt nạ.
Chống dị ứng, làm căng sáng làm da: Nhàu là trái chứa rất nhiều vitamin E, nhờ vậy mà nó giúp làm sáng da. chống lão hóa và chống dị ứng.
Trị mụn tốt cho cơ thể: Những mụn khó chữa như mụn cóc, mụn nhọt thì trái nhàu cũng có khả năng làm rụng mụn và tái tạo lại làn da.
Cơ thể chăm sóc tốt sẽ đem lại những điều tuyệt vời không thể ngờ, đặc biệt tìm được chiết xuất tốt và phù hợp với thể trạng, tình trạng cơ thể càng khó hơn. Vì thế, cần chọn lựa những chiết xuất có tác dụng tốt như trái nhàu để sử dụng.
Dược liệu Atiso được nhiều người sử dụng vì những tác dụng thần kì mà nó mang lại. Chữa bá bệnh, làm đẹp là hai tác dụng đặc trưng nhất mà chúng ta tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Dược liệu Atiso là gì?
Atiso là loài cây được trồng chủ yếu ở những nơi có nhiệt độ ôn hòa. Và khí hậu lạnh như Sapa, Tam Đảo, và Đà Lạt.
Dược liệu atiso là việc chiết xuất từ lá, thân, hoa, rễ của cây atiso tạo ra các loại thuốc có tác dụng tốt cho cơ thể.
Những thành phần hóa học chứa trong atiso có tác dụng tốt. Lá chứa acid hữu cơ, thân chứa các loại muối hữu cơ như kali, canxi, magie, natri. Hoa atiso chứa chất xơ, canxi, lưu huỳnh…Rễ cây chứa acid caffeic (chlorogenic, sesquiterpen lacton).
2. Công dụng của atiso dược liệu trong làm đẹp
Đã làm đẹp là phải kể đến dược liệu atiso, tất cả các bộ phận được tận dụng làm dược liệu chăm sóc và làm đẹp da rất tốt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn.
2.1 Làm đẹp da
Mỗi bộ phận trên cây atiso đều chứa những các chất có tác dụng tốt, đặc biệt đó là làm đẹp. Được mệnh danh là “thần dược” trong việc cải thiện làn da.
Ắt hẳn bạn đã từng uống trà atiso rồi, cảm nhận cái vị của nó khá dễ chịu và đậm vị ngon. Hoặc là sử dụng sữa dưỡng thể, sữa tắm với atiso. Nhờ những cách thức biến tấu phong phú như vậy. Giúp cho chúng ta có nhiều lựa chọn hơn trong việc làm đẹp với atiso.
Ưu điểm nổi trội của atiso là làm cho da mịn màng. Thải độc tố da và giúp da mịn và giảm khô ráp.
2.2 Chống lão hóa da nhờ atiso
Chống lão hóa da là nhờ atiso chứa các chất chống oxy hóa như: gallic acid, rutin, quercetin, cynarin… Những chất này có tác dụng quan trọng trong việc trẻ hóa tế bào, tăng cường miễn dịch.
2.3 Atiso dược liệu trong điều trị mụn hiệu quả
Vì chứa các chất giúp trẻ hóa làn da, chống lão hóa da nên khả năng ngăn ngừa mụn rất cao. Sử dụng dược liệu atiso nhằm cung cấp nhiều vitamin A, E, C, F. Và các chất oxy hóa, cải thiện làn da trắng, khỏe, giảm nếp nhăn.
3. Công dụng trong chăm sóc sức khỏe
Trong quá trình nghiên cứu, dược liệu atiso được công nhận là một loại dược liệu quý có tác dụng chữa bá bệnh.
3.1 Giảm lượng cholesterol trong cơ thể
Trong atiso có chứa lutein, một chất chống oxy hóa, nhằm ngăn ngừa sự hình thành nên cholesterol. Lá atiso khi chiết xuất sẽ thúc đẩy cơ thể xử lí cholesterol hiệu quả hơn. Vì vậy dược liệu atiso có vai trò quan trọng trong việc giảm cholesterol hiệu quả.
3.2 Thanh lọc cơ thể bảo vệ gan hiệu quả
Giàu cynarin và silymarin nên atiso sẽ giúp bổ dưỡng cho gan. Hai chất có khả năng cải thiện sức khỏe bằng cách giải độc tố cho gan.
Ngoài ra những chất này có thể chủ động thúc đẩy tái phát triển và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
3.3 Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
Atiso giàu chất xơ, dược liệu atiso chứa một số chất dinh dưỡng có lợi nhất trong việc cải thiện sức khỏe và chức năng tiêu hóa.
Những chất xơ giúp giảm các triệu chứng táo bón. Giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày và ruột, căng thẳng, đầy hơi, khó chịu.
3.4 Ngăn ngừa bệnh ung thư nhờ trà Atiso dược liệu
Atiso là một trong những loại thực vật chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Trong số 1.000 loại thực phẩm, atiso xếp thứ 7 về hàm lượng chất chống oxy hóa.
Nhờ đó, chất chống oxy hóa có trong dược liệu atiso. Giúp miễn dịch chống lại tác động của một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Trên đây là những công dụng trong làm đẹp và sức khỏe của atiso mà các bạn có thể tham khảo. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những nội dung mới nhất nhé.
Chăm sóc sức khỏe từ lá bạc hà được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp nơi. Đặc biệt hơn, loại thảo dược này còn được nổi tiếng sử dụng trong vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng chiết xuất bạc hà không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ khó lường trước. . Hãy cùng 3C khám phá các công dụng của chiết xuất bạc hà trong chăm sóc sức khỏe dưới đây nhé.
Thông tin về chi tiết chiết xuất bạc hà
Chiết xuất bạc hà tên khoa học là Mentha arvensis L hoặc Mentha piperita L. Đây là cây thảo mộc, sống lâu năm, thân mềm hình vuông. Có màu xanh hoặc màu tím, lá thon dài và có nhiều răng cưa xung quanh mép. Có mùi hương đặc trưng cay cay, khá quyến rũ và đến cảm giác dễ chịu thích thú khi sử dụng.
Là loại cây dễ sử trồng và dễ chăm sóc, chỉ cần cắt một nhánh nhỏ cũng tự mọc rễ và phát triển. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa cây bạc hà với cây rau húng, đây chỉ là 2 giống cây cùng họ và có vẻ ngoài hơi giống nhau chứ không phải cùng 1 loại.
Thành phần có trong chiết xuất bạc hà
Tinh dầu chiếm hơn 5% trong đó menthol chiếm hết 60% và menthol ester khoảng 9% và flavonoid. Chiết xuất bạc hà thành phần nguyên liệu chính là lá thu được các tinh dầu. Bởi phần lá chiếm đến 40 -50 trọng lượng chất xanh và trong đó lá khô hàm lượng tinh dầu là 2 -3 %. Chiếm 0.5 – 1.5% trọng lượng khô của cây.
Quá trình để tổng hợp và tích lũy tinh dầu trong lá được tiến hành. Đồng thời với quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Số lượng lớn của chiết xuất này là quyết định đến hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất ở cuối kỳ làm nụ của cây.
Một số công dụng của chiết xuất bạc hà đối với sức khỏe
Giúp giảm kích ứng hay dị ứng da
Tinh dầu trong vị thuốc bạc hà đã được chứng minh là sẽ có tác dụng chống lại 4 chủng vi khuẩn khác nhau. Trong đó có một loại đã kháng lại kháng sinh. Ngoài ra, nó còn kích thích các nguyên bào sợi phát triển thúc đẩy tổn thương nhanh được chữa lành.
Công dụng của chiết xuất bạc hà trong chữa các bệnh cảm cúm
Chiết xuất bạc hà có mùi rất mạnh. Chính vì vậy, nó giúp người bệnh cảm thông đường thở. Đồng thời, hương thơm của bạc hà cũng giúp người bệnh được thư giãn hơn. Lá bạc hà hoạt động như một loại chất kháng khuẩn, giúp tiêu đờm, giảm ho. Đặc tính chống vi khuẩn của bạc hà cũng giúp giảm viêm cho đường hô hấp.
Giảm đau đầu hiệu quả
Đối với một số chứng bệnh cho thấy dầu bạc hà có tác dụng cải thiện chứng bệnh đau đầu. Nó giúp làm giảm triệu chứng đau đầu do stress khi được thoa lên trán kết hợp với massage. Chỉ cần đưa lọ tinh dầu bạc hà lại gần mũi và hít thật sâu để xoa dịu thần kinh.
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nấm, tiêu diệt virus gây bệnh. Chiết xuất bạc hà sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Tăng cường sức đề kháng trước các tác nhân gây bệnh.
Một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất bạc hà
Mặc dù, chiết xuất mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Cần chú ý những điểm sau đây:
- Không sử dụng bạc hà hoặc những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nếu bị ứng. Nếu vô tình bị dị ứng có thể mọc mụn nước, khi có triệu chứng nên dừng và gặp bác sĩ điều trị.
- Tác dụng phụ của dị ứng khi dùng chiết xuất bạc hà gồm như dị ứng da, nổi ban đỏ, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ợ nóng, ngộ độc do lạm dụng.
- Đối tượng không nên sử dụng: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người tiểu đường, người bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân huyết áp cao, người bệnh về tim mạch, bệnh táo bón kéo dài, người bị suy ngược.
- Không bôi trực tiếp nguyên chất lên vùng da đang có vết thương lở loét hoặc dính vào mắt.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích. Với những kiến thức mới để chăm sóc sức khỏe. Luôn theo dõi để biết thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.
Một trong những hiện tượng bạn hay gặp những ngày nay. Đó chính là những dấu hiệu của bệnh đau đầu chóng mặt. Đau là một giác khó chịu nó khiến cho tâm lý cơ thể kích thích. Cơn đau những ở bất kỳ những vị trí nào đi nữa cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Do vậy, làm thế nào để giảm đau một cách hiệu quả. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dòng nguyên liệu được chiết xuất vỏ cây liễu trắng là phương pháp giảm đau. Hãy 3C tìm hiểu những thông tin về chiết xuất vỏ cây liễu dưới đây.
Các triệu chứng bị đau hay gặp ở người
Hầu hết đau thường đối với những người lớn tuổi, xuất hiện những triệu chứng khó mà kiểm soát được. Những triệu chứng như:
Đau do bị viêm khớp xương
Đây là một bệnh lý vẫn thường hay gặp, nó gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Dấu hiệu thường vẫn dễ thấy nhất có thể sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp. Vị trí dễ bị tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp. Khi bệnh viêm xương khớp tiến triển, cơn đau dai dẳng kéo dài ngay cả khi không vận động.
Triệu chứng đau đầu, đau nữa đầu
Triệu chứng đau đầu có nguyên nhân xuất phát từ thần kinh mạch máu, xuất hiện từng cơn. Đặc biệt đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu, cảm giác da đầu căng và rát như bị bỏng. Kèm các triệu chứng như: ù tai, mờ mắt, buồn nôn, sợ tiếng ồn và ánh sáng… Triệu chứng này thường hay gặp đối với nữ giới trong độ tuổi từ 10 – 45 tuổi.
Đau vai gáy
Hội chứng căng đau vai gáy là rối loạn cơ – xương thường hay gặp nhất. Triệu chứng xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ những cảm giác bó khít cổ và khó vận động cổ cho đến đau nghiêm trọng làm cho cổ và bàn tay trở nên suy yếu. Bệnh đau vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.
Chiết xuất vỏ cây liễu trắng giúp bạn xóa tan cơn đau
Thông tin về cây liễu trắng
Cây liễu trắng có tên khoa học là Salix alba (salicaceae). Vỏ cây liễu trắng từ lâu đã rất nổi tiếng cũng như liều thuốc giảm đau tự nhiên. Liễu trắng chứa một glucoside gọi là salicon. Đây được xem tinh chất đặc biệt với đặc tính kháng viêm, chống đau đầu.
Chiết xuất vỏ liễu cây liễu trắng là chế phẩm đặc biệt. Màu vàng sáng với hàm lượng salicin trên 15%.
Cơ chế tác dụng: Đặc trưng chính của chiết xuất white willow bark là acid salicylic và salicin,một phenolic glucoside. Acid salicylic cung cấp keratolytic ( tẩy da), kháng nấm, kháng viêm, chống ngứa và các đặc tính giảm đau. Salicin được xử lý bởi cơ thể chúng ta để trở thành acid salicylic – vì thế nó là tiền thân của tất cả các phẩm chất tuyệt vời.
Các dạng chiết xuất dược liệu từ cây liễu trắng
Các dạng bào chế chiết xuất võ liễu trắng:
- Chiết xuất chất lỏng
- Thuốc rượu
- Bột
Các triệu chứng giảm đau có thể chữa trị được từ dược liệu cây liễu
Đã có một số nhà nghiên cứu chứng minh rằng trong thành phần vỏ cây liễu trắng. Có thể giúp nhiều người đối phó với chứng đau khớp và chấn thương mãn tính có hiệu quả cực kỳ cao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất vỏ cây liễu trắng không phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Trong khi những nghiên cứu khác cho thấy nó có thể làm giảm đau xương khớp và đau lưng cũng như số triệu chứng đau nhức nhất định.
Như mọi người cũng đã biết hiệu quả của vỏ cây liễu đối với đau cơ xương khớp. Sẽ có tác dụng giảm đau của vỏ liễu không thua kém rofecoxib (một loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị viêm khớp) ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng. Tuy nhiên, không có tác dụng đáng kể nào được thấy trong một nghiên cứu xác nhận ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Tăng khả năng phòng vệ chống lại vi khuẩn và vi rút. Dường như là do hàm lượng polyphenol và flavonoid của cây liễu trắng, cũng như các hợp chất khác. Những chất chống oxy hóa này đã được chứng minh là có đặc tính hạ sốt và sát trùng.
Mỹ phẩm 3C có nhà máycòn cung cấp các chiết xuất từ thiên nhiên cho mỹ phẩm. Cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp theo yêu cầu. Phục vụ đầy đủ nhu cầu phong phú và đa dạng của từng khách hàng. Mang đến những sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt và an toàn nhất. Cũng như nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định và nhanh chóng.
Được biết atiso là một loại cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Được sử dụng khá nhiều từ thời xa xưa. Nó vừa đóng vai trò vừa là một loại rau vừa là một dược liệu quý.
Những lợi ích sức khỏe của nó mang lại cực kì lớn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Lợi ích của chiết xuất atiso trong điều tiết lượng Cholesterol
Chiết xuất lá atiso hay cao atiso được tạo ra bằng cách chiết xuất lá atiso non, lá bánh tẻ. Lợi ích của chiết xuất atiso đặc trưng là giúp giảm lượng cholesterol. Đặc biệt là việc nghiên cứu phát hiện ra được rằng mức cholesterol toàn phần. Giảm đến 5% – 45% ở những người dùng chiết xuất.
Cholesterol trong cơ thể chịu ảnh hưởng bởi chiết xuất atiso theo 2 cách:
- Thứ nhất: Trong atiso có chứa luteolin, một chất chống oxi hóa, nhằm ngăn ngừa sự hình thành nên cholesterol.
- Thứ hai: Lá atiso khi chiết xuất sẽ thúc đẩy cơ thể xử lí cholesterol hiệu quả hơn.
Với những lợi ích tốt như vậy, những bệnh nhân có lượng cholesterol trong máu cao nên sử dụng.
Điều hòa huyết áp trong cơ thể
Một lợi ích của chiết xuất atiso nữa đó chính là giúp điều hòa huyết áp. Hỗ trợ cho người cao huyết áp. Những người bị cao huyết áp có thể thay thế việc uống thuốc tây y bằng việc uống trà atiso. Nó có tác dụng tương đương với thuốc.
Atiso đứng đầu trong các loại rau quả về hàm lượng Vitamin (A, B1, C, D, E, F…). Và các chất khác có tác dụng tốt cho cơ thể. Thúc đẩy, tái tạo các tế bào và mô, từ đó giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hạ giảm huyết áp và khỏe hơn.
Giúp hệ tiêu hóa tốt hơn
Góp phần tái tạo, thúc đẩy những vi khuẩn đường ruột trở nên thân thiện. Bởi vì trong atiso có chứa inulin là nguồn chất xơ rất tốt, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa được khỏe mạnh, giảm táo bón và tiêu chảy.
Đồng thời, chiết xuất atiso còn giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Đã được nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm, đã đưa ra kết luận rằng chiết xuất từ cây atiso. Giúp làm suy yếu sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nhờ những chất chống oxi hóa có trong atiso như: rutin, quercetin, silymarin và axit gallic… Góp phần giúp ngăn ngừa, làm chậm quá trình ung thư.
Cải thiện sức khỏe cho gan
Với một nghiên cứu chỉ ra rằng, với những người mắc gan nhiễm mỡ không phải vì bia rượi thì uống chiết xuất atiso trong 2 tháng sẽ giúp giảm viêm gan. Và lắng đọng chất béo ít đi so với việc không dùng chiết xuất atiso.
Chiết xuất atiso có tác dụng cực kì hữu hiệu giúp loại bỏ độc tố, bảo vệ gan nói chung. Giảm gan nhiễm mỡ và thúc đẩy sự phát triển của mô mới.
Atiso là thực thẩm cực kì bổ dưỡng, để phát huy hết vai trò của nó. Chúng ta có thể kết hợp sơ chế theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt nhất là sử dụng chiết xuất, để đảm bảo rằng, atiso được điều chế, cân đo đong đếm cẩn thận. Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Ngày nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe đang dần dần trở thành xu hướng. Nhất là đối với các loại chiết xuất thiên nhiên không những tốt cho sức khỏe mà còn rất an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn biết thêm về những kiến thức về các loại chiết xuất từ thiên nhiên.
1. Chiết xuất mật ong
Như bạn được biết thì mật ong là nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe chúng ta, ngoài ra nó còn có khả năng làm đẹp. Trong mật ong có chứa các thành phần như fructose, glucose; các chất dinh dưỡng như vitamin, enzyme, acid amin và các loại khoáng chất như canxi, sắt, natri, magie, kali, …
Chiết xuất mật ong là một trong những chiết xuất thiên nhiên được nhiều người biết đến và sử dụng nhất. Dưới đây là một số công dụng của chiết xuất mật ong cho sức khỏe như:
- Giúp cải thiện hiệu suất vận động:
- Giúp hỗ trợ cho việc giảm cân
- Cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể
- Chữa các bệnh về răng miệng
- Hỗ trợ chữa lành vết thương
- Kiểm soát đường huyết
- Chữa các bệnh về dạ dày
- Giảm các triệu chứng mất ngủ
2. Chiết xuất lá trầu không
Lá trầu không là loại cây không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nó có nhiều trong các bài thuốc dân gian và đến ngày nay vẫn được rất nhiều sử dụng. Lá cây trầu không có tên khoa học là piper betle. Và trong nhiều vùng sẽ có cách gọi khác nhau như cây trầu cây, trầu lương, thược tương,…
Trong lá cây trầu không có chứa đa dạng, đặc biệt trong cây trầu không có chứa số lượng lớn đường và tinh dầu cùng các vitamin nhóm B, axit ascorbic và caroten.,…
Bên cạnh đó còn có chứa các thành phần khác như: Protein, Carbohydrate, Chất béo, Chất xơ, Chất vô cơ, Photpho, Canxi, Piper Betle A và B, Methyl Pyrol,….
Chiết xuất lá trầu không phong phú về thành phần nên công dụng của nó cũng rất đa dạng như:
- Hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng
- Kháng viêm, vết thương bị nhiễm trùng và mủ gây đau đớn,…
- Điều trị các bệnh về đầy hơi, đau bụng,…
- Chữa hen suyễn do thời tiết, tiêu đờm, cảm mạo
- Điều trị mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa,..
- Chữa sâu răng, hôi miệng, viêm tai, viêm họng.
3. Chiết xuất thiên nhiên từ cây cam thảo
Cam thảo được biết nhiều đến thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc đông y. Ngoài công dụng làm giảm cảm đi vị khó uống, bên cạnh đó còn được chế biến thành các loại trà,…
Các hoạt chất có trong chiết xuất cam thảo gồm: Liquiritin, Glycyrrhizin, Lico Pyranocoumarin, Glycyl Coumarin, Licoumarone, Glabridin, Glabrene, Licochalcones A, B, C, D,…
Bởi chiết xuất cam thảo có chứa nhiều thành phần khác nhau nên công dụng cũng khá đa dạng như:
- Điều trị các bệnh ho, viêm họng
- Chữa ngộ độc, mụn nhọt
- Điều trị các chứng khó thở, tâm phế suy nhược
- Điều trị các triệu chứng khó thở
- Điều trị viêm tắc tĩnh mạch
- Chống oxy hóa da, tái tạo làn da do bị thâm sẹo
4. Chiết xuất tỏi – Thần dược chăm sóc sức khỏe
Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. Và đương nhiên tỏi cũng có không ít công dụng tốt cho sức khỏe chúng ta đặc biệt là chiết xuất tỏi. Đây cũng là một trong những xu hướng sử dụng sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiện nay.
Trong chiết xuất tỏi có chứa các thành phần như: allin, Cyclo Alliin, S-allyl-L-cysteine, S-methyl-L-cysteine, S-ethylcysteine, S-1-propenyl-L-cysteine, S-allyl mercapto-L-cysteine, Fructosyl-arginine, Beta-chlorogenin, L-arginine, L-cysteine, L-methionine,…
Bên cạnh những thành phần của chiết xuất phong phú thì công dụng của nó cũng vậy, dưới đây là một số công dụng của chiết xuất tỏi:
- Chuyển hóa lượng mỡ trong máu – chống xơ vữa động mạch vành
- Kích thích khả năng miễn dịch cho cơ thể
- Giúp làm giảm đường huyết
- Chống lão hóa, chống oxy hóa tế bào
- Điều hòa huyết áp
- Hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
5. Chiết xuất nghệ – Chiết xuất từ thiên nhiên mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe
Nghệ trong dân gian thường được xem nguyên liệu quý, được sử dụng hằng ngày từ thực phẩm, gia vị, hay thuốc,… Tuy nhiên chiết xuất nghệ là một trong những chiết xuất được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.
Chiết xuất nghệ tươi chứa Curcumin, bisdesmethoxycurcumin, desmethoxycurcumin,… Và các chất khác.
Lợi ích của chiết xuất củ nghệ:
- Ứng dụng làm thuốc chống đông:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống viêm
- Điều trị các bệnh ngoài da
- Hỗ trợ các bệnh về viêm khớp
- Điều trị các bệnh ung thư
- Hỗ trợ giảm đau
- Giúp hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ giảm cân
- Điều trị các bệnh đường ruột
- Điều hòa Cholesterol
Hy vọng với bài viết này cũng đã giúp cho bạn biết thêm được những công dụng mới về các loại chiết xuất tự nhiên tốt cho sức khỏe hiện nay.