Ăn nhiều câu kỷ tử để chống lão hoá hiệu quả
Từ xa xưa kỷ tử được xem là vị thuốc quý trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Ăn nhiều câu kỷ tử chống lão hóa hiệu quả. Vậy cây kỷ tử có gì đặc biệt mà có nhiều công dụng tuyệt vời đến thế. Cùng tìm câu trả lời ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Câu kỷ tử là gì?
Kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum, thuộc họ Cà (Solanaceae). Kỷ tử còn có tên gọi là cây khởi, khởi tử, địa cốt tử,…Là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Trong Đông y, dược liệu, cây kỷ tử có vị ngọt, tính bình và được quy vào kinh can, thận và phế, có tác dụng thuận phế, bổ can thận, an thần, minh mục, bổ tinh huyết,…Ngoài ra, kỷ tử còn có tác dụng làm đẹp, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Và các chiết xuất câu kỷ tử được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hằng ngày cho mọi người.

2. Đặc điểm của câu kỷ tử
Câu kỷ tử là dạng cây nhỏ, là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình müi mác, hẹp đầu ở gốc.
Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi.
Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10.

3. Thành phần dưỡng chất trong kỷ tử để chống lão hóa
Câu kỷ tử là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm: Sắt, Kẽm, Chất xơ, Vitamin C, Vitamin A, Chất chống oxy hóa,…
Ngoài ra, loại quả này còn đem đến 8 axit amin thiết yếu. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng 120gram câu kỷ tử cung cấp 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày, một con số đáng ngạc nhiên đối với trái cây. Các carbohydrate trong loại quả này thuộc dạng carbon phức, đồng nghĩa cho khả năng điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbohydrate (sugar crash) trong tương lai. Và các chiết xuất cây kỷ tử cũng được ứng dụng nhiều trong làm đẹp.

4. Kỷ tử mang đến cho bạn làn da tươi trẻ đến bất ngờ
4.1 Trà câu kỷ tử – bài thuốc giảm nhăn da mặt chống lão hóa da.
Không những tốt cho sức khỏe, kỷ tử còn là thần dược đối với sắc đẹp của chị em phụ nữ. Bên cạnh tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kỷ tử còn có hiệu quả trong việc làm sáng da, giảm thâm nám, ngăn ngừa nếp nhăn trên da
Nhờ vào các thành phần giàu vitamin, axit amin và các loại khoáng chất trong kỷ tử. Bạn sẽ cảm nhận được làn da mịn màng, căng bóng và tươi trẻ sau một thời gian ngắn sử dụng kỷ tử
Cần chuẩn bị:
- 6g kỷ tử
- 4g cúc hoa
- 3g lá dâu tằm
- 3g hạt muồng (quyết minh tử, sao thơm)
Cách thực hiện:
Cho tất cả vào ấm nước đun sôi và uống thay trà trong ngày. Uống kỷ tử lâu dài bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ với công dụng mà nó mang lại. Làn da luôn hồng hào, tóc khỏe đẹp, làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả.
>>>Xem thêm: Bí quyết làm đẹp từ xoài mà các chị em phụ nữ không nên bỏ qua

4.2 Rượu kỷ tử – bài thuốc kiềm chế lão suy
Câu kỷ tử là một trong số ít những loại thảo dược vừa đóng vai trò là vị thuốc, gia vị thức ăn, có tác dụng trong làm đẹp, củng cố sức khỏe, cũng như làm tăng thêm hương vị của những món ăn. Cây kỷ tử còn thường dùng làm rượu thuốc. Rượu kỷ tử có tác dụng bổ huyết, sáng mắt, chống lão hóa hiệu quả
Cần chuẩn bị:
- 600g kỷ tử
- 2 lít rượu (35 – 40 độ)
Cách thực hiện:
Rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nhỏ kỷ tử. Cho rượu vào ngâm trong 2 tuần trở lên rồi lọc lấy rượu. Uống 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1 ly nhỏ.
Hy vọng rằng, qua những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ kỷ tử là gì và cách sử dụng kỷ tử như thế nào thì hiệu quả. Để từ đó có sự lựa chọn đúng đắn nhất và nhanh chóng sở hữu làn da đẹp như ý.