Từ lâu, Đinh Hương Dược Liệu được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong những món ăn hàng ngày. Và được xem như một loại thảo dược thần kỳ, giúp chăm sóc sức khỏe con người. Bởi nó điều chế được những hương thơm và hỗ trợ khử mùi hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp hơn về những thành phần có lợi cho sức khỏe từ dược liệu đinh hương này nhé.
Đinh hương dược liệu là gì?
Đinh hương hay còn được gọi là những cái tên khác như đinh tử, đinh tử hương, kê tử hương. Là một trong những dược liệu quý. Dược liệu này là loài thực vật thường xanh có chiều cao trung bình khoảng từ 12 -15m. Hoa đinh hương thường sẽ có màu đỏ sẫm và mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa này sẽ gồm có 4 đài dày và 4 cánh tràng màu trắng hồng. Còn đối với quả thì mọng dài ra xung quanh đài mỗi quả chỉ chứa được 1 hạt. Đinh hương dược liệu sẽ có mùi hương thơm dịu nhẹ, có vị cay và có tính ấm.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây đinh hương
Đinh hương dược liệu chứa một số thành phần chất dinh dưỡng sau đây như Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, Mangan, Magie, Canxi, Protein, chất oxy hóa và các khoáng chất khác.
Ngoài ra, còn một số thành phần khác như: Eugenol, acetyl eugenol, beta-caryophyllene, benzaldehyde, flavonoid…
Cơ chế hoạt động cây đinh hương dược liệu:
Đinh hương có chất ức chế prostaglandin tổng hợp, cyclooxygenase và lipoxygenase. Eugenol, một trong những thành phần hóa học của cây đinh hương, có khả năng gây tê, kháng khuẩn.
Các lợi ích sức khỏe của dược liệu đinh hương
Chăm sóc răng miệng
Thành phần Eugenol là hợp chất được sử dụng nhiều trong điều trị nha khoa. Đây được xem là hoạt chất gây mê và kháng khuẩn, khả năng chống viêm kháng nấm cực tốt. Ngoài ra, mùi hương đặc trưng của đinh hương sẽ giúp loại bỏ hơi thở của răng miệng.
Cách sử dụng đinh hương bằng cách: Nhai 2 – 3 nụ đinh hương sao cho tinh dầu đủ để thấm ướt vị trí bị đau. Hoặc chỉ cần vài giọt tinh dầu đinh đương vào nước và súc miệng mỗi ngày để cải thiện tình trạng. (Chất chiết dịch có trong nụ đinh hương sẽ giúp kiểm soát được sự phát triển của các tác nhân gây bệnh có thể dẫn đến các bệnh về răng miệng rất hiệu quả.
Đinh hương giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp
Trong thành phần dinh dưỡng có chất Mangan là khoáng chất giúp duy trì hệ xương chắc khỏe và ổn định chức năng não. Và giàu các chất eugenol, flavonoid làm tăng mật độ xương và khoáng chất trong xương. Đối với những ai có xương yếu hay phụ nữ, người già nên dùng đinh hương dược liệu thường xuyên.
Giúp giảm béo phì
Chiết xuất đinh hương là dược liệu ngăn ngừa béo phì do chế độ ăn giàu chất béo, làm giảm mỡ bụng, mỡ trong gan và kiểm soát tình trạng tăng cân.
Đinh hương có thể giúp giảm đau đầu và căng thẳng cho bạn
Cây đinh hương có chứa hóa chất eugenol có tác dụng gây mê hệ thần kinh và giảm đau. Nó có tác dụng làm mát và giúp đỡ giảm thiểu sự đau đầu.
Cách sử dụng đơn giản khi mệt mỏi chỉ cần kết hợp một ít tinh dầu đinh hương và dầu dừa để xoa bóp. Các tinh chất sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong kết hợp với massage nhẹ nhàng. Như vậy sẽ giúp giảm đau đầu hiệu quả.
Là vị thuốc chữa trị ho hiệu quả
Khi thời tiết thay đổi khiến cho cơ quan hô hấp của bạn có thể chưa thích nghi kịp thời. Điều này khiến cho cổ họng khó chịu và tình trạng ho kéo dài.
Chỉ cần ngậm hỗn hợp bột đinh hương trộn với vài hạt muối tinh là có thể giảm ho một cách hiệu quả. Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, cây đinh hương còn có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Đinh hương dược liệu có thuộc tính giảm đau và chống viêm hiệu quả. Và các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng trong đinh hương dược liệu có thể kiểm soát được ung thư phổi và các loại ung thư khác ở giai đoạn đầu.
Vì vậy, hãy ăn nhiều đinh hương để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh ung thư nhé.
Tăng cường hệ miễn dịch tốt cho cơ thể
Dưỡng chất Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi sử dụng đinh hương sẽ chống được phần lớn các bệnh nhiễm trùng. Vì nó sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng số lượng bạch cầu.
Một số lưu ý nhỏ khi dùng đinh hương dược liệu để chữa bệnh
- Khi sử dụng đinh hương cần phải biết cẩn thận với tinh dầu đinh hương. Đây là loại dầu thiên nhiên nhưng có tính mạnh nên cần phải hoàn loãng chúng trước khi dùng.
- Không dùng đinh hương cho trẻ em hay phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Đối với những ai bị hen suyễn nặng và chảy máu dạ dày không nên dùng đinh hương.
1. Chiết xuất thảo dược là gì?
1.1 Định nghĩa
Chiết xuất thảo dược là quá trình dùng dung môi thích hợp để hòa tan các chất, các hợp chất có trong thảo dược (chủ yếu là các chất có tác dụng điều trị/ hỗ trợ điều trị), sau đó tác chúng ra khỏi thành phần không tan của thảo dược (bã thảo dược).
1.2 Nguyên liệu thảo dược dùng để chiết xuất nguyên chất
Thảo dược dùng để chiết xuất nguyên chất chủ yếu là các bộ phận của thảo dược như: hoa, quả, hạt, lá, cành, thân, rễ, củ… ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, sấy khô.
1.3 Chiết xuất tự nhiên
Chiết xuất thảo dược được xem là chiết xuất tự nhiên. Bởi những nguyên liệu chiết xuất hầu hết là tự nhiên, là những loài thực vật, động vật, khoáng sản, hoặc thành phần vi sinh vật…
Được chiết xuất bởi các phương pháp tối ưu, chứa rất ít những thành phần hóa học tổng hợp, không trộn lẫn tạp chất, không tạo màu, và chất bảo quản.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiết xuất thảo dược
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chiết xuất thảo dược như: nguyên liệu, dung môi, quy trình,..
2.1 Nguyên liệu thảo dược
Màng tế bào dược liệu: Đây là nơi xảy ra những hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu. Đối với những thảo dược vỏ mỏng, dung môi dễ thấm thì thảo dược đó chỉ cần xay thô, không nên xay mịn.
Đối với những dược liệu già rắn, thân hóa bần thì nên xay nhỏ, xay mịn dược liệu.
Chất nguyên sinh có trong dược liệu: Để chiết xuất tốt cần phải phá vỡ chất nguyên sinh bằng nhiệt sấy phơi hoặc dùng cồn. Bởi vì chất nguyên sinh khá nhớt, đàn hồi và không tan trong nước.
Một số tạp chất khác có trong dược liệu: có những hợp chất có tính chất tan trong nước tạo thành dung dịch keo, làm cản trở quá trình chiết xuất. Còn đối với những chất không tan trong nước và bị hồ hóa trong nước nóng thì lại không chiết xuất được ở nhiệt độ cao.
2.2 Dung môi chiết xuất
Dung môi chiết xuất là dung dịch dùng để hòa tan các chất tan có trong thảo dược nhằm tách chúng ra khỏi phần không tan của thảo dược. Một số dung môi thường dùng trong chiết xuất như: Nước, Ethanol, Glycerin, dầu thực vật..
Những yêu cầu về chất lượng của dung môi trong chiết xuất như: Dễ thấm vào dược liệu, hòa tan chọn lọc, trơ về mặt hóa học, không gây cháy nổ, không làm biến đổi thành phần về mùi vị và màu sắc, phải bay hơi khi cần cô đặc với dịch chiết.
2.3 Quá trình chiết xuất
Quy trình chiết xuất cũng sẽ có ảnh hưởng đến chiết xuất thảo dược theo từng giai đoạn như:
– Chuẩn bị dược liệu, dung môi
– Chiết xuất hoạt chất.
– Loại bớt tạp chất.
– Cô đặc, sấy khô.
– Xác định và điều chỉnh tỷ lệ hoạt chất
– Hoàn chỉnh chế phẩm.
3. Các cách chiết xuất thảo dược
Một số cách chiết xuất thảo dược thường được áp dụng nhất đó là:
Truyền dịch: Đây là phương pháp đơn giản nhất, nó tương tự như pha trà. Được áp dụng đối với các loại thảo được thường chiết xuất từ lá, hoa và thân.
Thuốc sắc: Được sử dụng khi thảo dược có thân dày, cứng hoặc rễ, vỏ cây, hay hạt khó sử dụng cách truyền dịch.
Percolation: Nếu bạn chiết xuất dược liệu từ cao thảo mộc thì đây là cách phù hợp. Được sử dụng khi cao thảo mộc khô và nghiền mịn.
Maculation: Đây là quá trình ngâm một loại thảo mộc với dung môi
4. Một số ứng dụng của chiết xuất thảo dược trong đời sống
Rất nhiều sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược đem lại những hiệu quả thần kì trong việc chăm sóc sắc đẹp và chữa bệnh.
Một số sản phẩm làm đẹp được ưu ái sử dụng từ việc chiết xuất từ thảo mộc như. Sản phẩm từ nghệ giúp trị thâm sẹo, tái tạo làn da. Sản phẩm từ thìa là đen giúp làm thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn. Sản phẩm từ bột quế giúp tẩy da chết trên môi.
Một số khác lại được dùng như một chiết xuất thảo dược thần kỳ chữa bá bệnh. Như chiết xuất hồi quế, chiết xuất trà xanh, chiết xuất ba kích… có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.
Với bất kỳ sự thắc mắc hay muốn tìm đơn vị chiết xuất uy tín, hãy liên hệ ngay cho 3CShop chúng tôi, bạn sẽ không phải băn khoăn bất cứ điều gì.
Dược liệu ba kích từ xưa đã được các cụ dùng làm thuốc đông y trị bệnh. Bằng những bài thuốc đơn giản như sắc uống, đông trùng hạ thổ đã chữa được một số bệnh. Vì vậy ngày nay, dược liệu ba kích được tìm mua và rất nhiều người tin dùng.
1. Thông tin về dược liệu ba kích
- Tên khác: Ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc.
- Tên khoa học: Morinda officinalis How
- Họ: Cà Phê (Rubiaceae)
Ba kích có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam. Hiện nay, thảo dược này được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng miền núi phía Bắc, trung du.
2. Đặc điểm của ba kích
Ba kích hay còn gọi là ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà… Được biết đến là cây thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông. Cây mọc thành bụi ở ven rừng và cao trên dưới 500m.
Sống lâu năm và leo bằng thân quấn. Phủ một màu tím quanh thân và có lông. Lá mọc đối nha bởi những cành non, lá có hình mác. Hoa là bộ phận tập trung ở tán cây. Thường có hoa màu trắng, về sau trở vàng, dài 1cm.
Bộ phận làm dược liệu liệu là: Hoa, lá, quả, rễ. Rễ cây ba kích thường được dùng làm dược liệu nhiều nhất. Có kích thước khá lớn, thường được sơ chế bằng cách rửa sạch, phơi khô, hoặc sấy, cắt thành từng đoạn ngắn. Cụ thể:
- Củ cây ba kích có hình trụ tròn, độ dài ngắn khác nhau
- Có vỏ cứng, cùi dày và dễ bóc
- Màu xám, có vân dọc, da sần sùi
- Phần lõi trong có màu tím hoặc hồng nhạt
- Mùi không có, nhưng vị ngọt chát
3. Tác dụng của dược liệu ba kích
Tác dụng của dược liệu ba kích rất đa dạng. Có thể kể đến một số tác dụng trong y học hiện đại phổ biến sau đây: Tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm, tác dụng tốt với hệ nội tiết. Trong đông y nó còn có tác dụng là: Chủ đại phong tà khí, an ngũ tạng, hạ khí, bổ ngũ lão, bổ thận, hóa đờm…
4. Một số lợi ích đến từ cây ba kích trong chăm sóc sức khỏe
Dược liệu ba kích là một thần dược trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe với một số bệnh phổ biến dưới đây.
4.2 Điều trị các bệnh đau xương khớp hiệu quả
Bệnh xương khớp được điều trị nhờ vào hàm lượng Choline trong ba kích. Với các bệnh sử về tê tay, mỏi gối, đau nhức xương khớp thì nên dùng ba kích.
4. 3 Điều trị vết thương và chống viêm nhiễm.
Thành phần của rễ cây ba kích có chứa lượng vitamin C, chất chống oxy hóa lớn giúp các vết thương nhanh khép miệng. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công khiến vết thương lan rộng.
4.1 Tăng cường sức khỏe
Xua tan mọi mệt mỏi khi dùng ba kích bởi vì nó chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Có tác dụng thanh lọc cơ thể và bổ sung vitamin B1 giúp khỏe, tràn đầy năng lượng.
4.4 Giảm huyết áp nhờ uống trà ba kích
Nhờ sự kết hợp với các loại dược liệu khác như rau má, mật ong,… ba kích giúp hạ huyết áp. Giúp đỡ chóng mặt, hoa mắt và làm hạ khí, hạ huyết, ổn định cơ thể.
5. Một số lưu ý nhỏ khi dùng ba kích dược liệu để trị bệnh
Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh thì ba kích còn có một số tác dụng phụ mà chúng ta nên tìm hiểu để chú ý hơn.
Ba kích gây liệt dương: Rubiadin chứa trong lõi của củ cây ba kích gây tác dụng phụ là liệt dương ở nam giới.
Những người có các triệu chứng đại tiện bón, tiểu đỏ, miệng đắng, mờ mắt, khát nước thì cấm dùng.
Ba kích gây hại cho hệ tim mạch: Hệ tim mạnh có thể khó khăn trong quá trình hoạt động vì bị ức chế bởi một số chất trong ba kích dẫn đến: tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mạch, mạch đập nhanh… Vì vậy khuyến cáo là những người bị bệnh về tim mạch thì hạn chế sử dụng dược liệu ba kích.
Việc cần lưu ý lớn nhất là không nên sử dụng dược liệu ba kích khi chưa có sự chỉ dẫn tận tình của bác sĩ, thầy thuốc.
Trái nhàu được dân gian sử dụng nhiều như một bài thuốc quý, giúp tăng cường sức khỏe, chữa nhiều bệnh tật. Nên chiết xuất nhàu được tạo ra làm nên những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng hằng ngày.
1. Thông tin về chiết xuất trái nhàu
Cây nhàu có tên tiếng anh là Noni, thuộc họ cà phê. Cây nhàu chủ yếu sống ở những nước nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Phổ biến ở nước ta là các vùng miền Trung và miền Nam.
Trái nhàu hay còn gọi là trái ngao. Cây nhàu thường có cao tầm 6-8m, cây có cành lá to, lá mọc đối xứng hình bầu dục, nhọn ở đỉnh đầu. Quả của trái nhàu dùng trong chiết xuất thì có màu xanh nhạt, hình trứng, khi chín có màu trắng hồng, mùi khá nồng và cay.
2. Công dụng của chiết xuất nhàu trong chăm sóc sức khỏe
Công dụng của trái nhàu rất phong phú. Bởi vì chính trái nhàu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó Kali là chất chứa nhiều nhất và có tác dụng tốt trong việc kháng ung thư. Đồng thời, chiết xuất của nhàu còn được sử dụng cho nhiều mục đích tăng cường sức khỏe khác như dưới đây:
2.1 Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong trái nhàu có tác dụng làm giảm tiết dịch niêm mạc dạ dày rất tốt. Đặc biệt là đối với các trường hợp trào ngược dạ dày hay những bệnh về tiêu hoá kém. Trái nhàu còn có khả năng hỗ trợ tăng cường hoạt động, co bóp của dạ dày để hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
Chiết xuất nhàu khi được làm thành nước uống hay trà thì có vị chua giúp tăng sự co bóp trong ruột, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, chống táo bón.
2.2 Giảm đau nhức khớp và xương nhờ uống trái nhàu
Công dụng này được xem là hiệu quả nhất của trái nhàu. Nó có tác dụng làm giảm sưng tấy các vết thương trong người. Ngoài ra có còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, làm giảm sự khó chịu của người bệnh, việc ngâm rượu trái nhàu và dùng đúng liều lượng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại thì nhàu có tác dụng giảm đau nhức xương cột sống, đau nửa đầu, đau cơ…
2.3 Giúp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả
Trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản đưa ra kết luận rễ cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp ngay cả khi sử dụng tươi hoặc phơi khô. Các hoạt chất có trong rễ có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch. Thêm vào đó là các hoạt chất còn làm giãn mạch, ngoại biên làm tăng dung lượng máu và nhờ đó hạ huyết áp.
2.4 Cây nhàu còn hỗ trợ bạn trong điều trị chứng mất ngủ
Chiết xuất nhàu giúp cải thiện chứng thiếu máu não, giải quyết vấn đề đau nhức, đau đầu, mất ngủ do máu kém lên não. Có thể kết hợp giữa rễ cây nhàu và ngưu tất để giúp ngủ ngon hơn, giảm chóng mặt và đau nửa đầu.
Bên cạnh đó, có nhiều tài liệu cho rằng trái nhàu cũng có khả năng tăng đề khánh và miễn dịch cho cơ thể. Và còn có khả năng phòng chống ung thư. Các dưỡng chất có trong trái nhàu sản sinh những tế bào khỏe mạnh hơn, tăng cường đề kháng và miễn dịch.
3. Lợi ích trong làm đẹp mà chiết xuất trái nhàu mang lại
Không chỉ là một chiết xuất thần dược trong chăm sóc sức khỏe mà nó còn giúp cung cấp một lượng vitamin lớn cùng với chất chống oxy hóa rất tốt cho làn da. Vì vậy hiện nay trên thị trường nhiều sản phẩm mỹ phẩm được chiết xuất từ trái nhàu.
Làm đẹp da: Chứa các hoạt chất có lợi giúp da trắng, tăng đàn hồi và chống dị ứng, ngăn ngừa nổi mụn bằng cách sử dụng các chiết xuất nhàu làm mặt nạ.
Chống dị ứng, làm căng sáng làm da: Nhàu là trái chứa rất nhiều vitamin E, nhờ vậy mà nó giúp làm sáng da. chống lão hóa và chống dị ứng.
Trị mụn tốt cho cơ thể: Những mụn khó chữa như mụn cóc, mụn nhọt thì trái nhàu cũng có khả năng làm rụng mụn và tái tạo lại làn da.
Cơ thể chăm sóc tốt sẽ đem lại những điều tuyệt vời không thể ngờ, đặc biệt tìm được chiết xuất tốt và phù hợp với thể trạng, tình trạng cơ thể càng khó hơn. Vì thế, cần chọn lựa những chiết xuất có tác dụng tốt như trái nhàu để sử dụng.
Hiện nay, xu hướng người dùng trở về yêu thích những gì tự nhiên xanh – sạch – đẹp. Những sản phẩm được chiết xuất tự nhiên vẫn giữ lại được những màu sắc, mùi vị và những bản chất thuần cơ bản của nó. Vậy vì sao những chiết xuất tự nhiên được tin dùng nhiều đến vậy. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên rất an toàn cho người dùng
Thành phần chiết xuất có nguồn gốc thiên nhiên, thông qua quá trình chắt lọc, điều chế. Bằng những phương pháp trong chiết xuất cho ra thành phẩm mang đúng bản chất. Không lẫn tạp chất có hại nên sẽ rất an toàn cho người dùng.
Những sản phẩm an toàn chiết xuất từ thiên nhiên như: trà xanh, hồi quế, atiso, nghệ, chanh, sả, nha đam, cam thảo…
Thành phần tự nhiên, chiết xuất không mang bất cứ hóa chất. Từng công đoạn, quy trình vẫn giữ nguyên được bản chất của sản phẩm. Từ đó mang đến sự an toàn cho người sử dụng.
2. Chiết xuất từ thiên nhiên không chứa các chất bảo quản có hại
Được chiết xuất và sử dụng trong khoảng thời gian ngắn. Bảo quản với những chất an toàn nhằm giữ lại những gì ưu tú nhất của sản phẩm. Vì vậy những chiết xuất thiên nhiên ít nhiều được bảo quản nhưng không chứa những chất bảo quản có hại.
Khuyến cáo một số chiết xuất được sản xuất và sử dụng trong thời gian ngắn. Nên việc sử dụng những chất bảo quản có hại là rất thấp.
3. Sử dụng các chiết xuất sạch
Những sản phẩm thiên nhiên trải qua quá trình chiết xuất. Nhằm làm giảm bớt những chất độc, loại bỏ các tạp chất và những bộ phận không cần thiết. Điều hòa lại tính năng của sản phẩm sao cho phù hợp với mục đích tạo ra sản phẩm như mong muốn. Vì vậy rất dễ sử dụng và dễ bảo quản.
Tạp chất được loại bỏ, không chứa thành phần nhân tạo, không chất tạo màu, chất cồn. Vì vậy chúng ta có thể yên tâm hơn khi dùng những sản phẩm chiết xuất thiên nhiên.
4. Mang đến hiệu quả bất ngờ cho người dùng trong làm đẹp
Những hợp chất hóa học dần được thay thế bởi những chiết xuất tự nhiên trong mỹ phẩm. Ví dụ như tinh dầu thảo mộc, trái cây, nhuệ tây, tảo biển, mật ong…
Các chuyên gia về mỹ phẩm cho rằng, ưu điểm lớn nhất của mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên là khả năng tương thích với nhiều loại da. Và đặc biệt là không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, với thể trạng và da dẻ của người Đông Á. Da rất nhạy cảm và kích ứng với nhiều loại chất khác nhau. Việc sử dụng những mỹ phẩm từ thiên nhiên là rất an toàn.
Xuất phát thuần từ thiên nhiên, được chiết xuất tạo nên những sản phẩm chứa lượng khoáng chất dồi dào cùng vitamin. Giúp tăng sức đề kháng cho làn da, giúp da tươi trẻ, mịn màng.
5. Sản phẩm chiết xuất thiên nhiên đa dạng
Những sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên đa dạng, được dùng trong lĩnh vực y tế và mỹ phẩm là phần lớn.
Đối với mỹ phẩm, phổ biến hiện nay chính là sữa rửa mặt, toner, sữa dưỡng ẩm, mặt nạ, kem nền, lotion, xà bông, dầu gội/dầu xả, kem, chống nắng, phấn nền, phấn mắt, son, nước hoa… Đối với chiết xuất làm thuốc đó là một số thảo dược như sen, hồi quế, cam thảo…
Và còn nhiều hơn nữa những chất được chiết xuất từ thiên nhiên. Không ngừng sáng tạo, phát triển phù hợp với tính cá nhân hóa hơn.
Sản phẩm chiết xuất thiên nhiên có rất nhiều đặc điểm nổi bật. Nhưng với 5 đặc điểm trên kia cũng đủ làm cho chúng ta có lý do để sản xuất, tin dùng những sản phẩm đó hơn.
Hoa oải hương (Lavender) là loài hoa phổ biến được yêu thích bởi hương thơm. Vẻ đẹp và các đặc tính trị liệu của nó.
Hiện nay, tinh dầu oải hương đã được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ cổ đại bởi tính tạo hương và các mục đích y tế và cho đến tận ngày nay vẫn giữ được tầm quan trọng trong việc sản xuất tinh dầu, nước hoa và các sản phẩm khác. Đã có nhiều chuyên gia nghiên cứu về công dụng của chiết xuất hoa oải hương trong việc chăm sóc sức khỏe. Hôm nay hãy cùng 3C tìm hiểu về thành phần có trong chiết xuất hoa oải hương.
Hỗ trợ thiếu ngủ và giúp bạn có giấc ngủ tốt
Đối với những ai đang trong tình trạng mất ngủ và đang sử dụng tinh dầu để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Hỗ trợ chữa trị các triệu chứng như băn khoăn. Thì tinh dầu oải hương là sự lựa chọn hoàn hảo. Với vô vàn những tính năng nổi trội như giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, thần kinh bớt căng thẳng và tạo ra một giấc ngủ ngon.
Cách sử dụng đơn giản: Chỉ cần xịt một ít tinh dầu oải hương vào lòng bàn tay và hít thật sâu. Bên cạnh đó, có thể nhỏ vài giọt vào chăn gối và một ít lọ xông hơi nhẹ. Để giúp tinh dầu phát huy hết các công dụng. Mùi hương sẽ tỏa ngát căn phòng giúp căn phòng trở nên sạch sẽ, thơm tho và nhanh chóng dẫn bạn vào giấc ngủ ngon.
Cải thiện cho bạn có làn da đẹp nhờ các chiết xuất hoa oải hương
Một trong những lợi ích tuyệt vời của tinh dầu oải hương chính là kháng khuẩn hiệu quả. Tinh dầu oải hương có thể thẩm thấu vào lỗ chân lông nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Giúp ngăn ngừa và chữa lành trình trạng mụn.
Thành phần chứa dinh dưỡng của tinh dầu oải hương có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do gây hại, góp phần làm mờ nếp nhăn cũng như các dấu hiệu lão hóa da. Khả năng chống viêm cao có thể giúp giảm tình trạng mẩn đỏ, giúp làn da trở nên hồng hào, khôi phục lại độ sáng tự nhiên.
Nếu làn da bị vết thương do côn trùng cắn hay mụn thì tinh dầu oải hương sẽ làm sưng và giảm thiểu tình trạng ngứa. Bởi nó có đặc tính chống viêm sát khuẩn cao. Sẽ làm giảm dịu vết thương cải thiện được sự phát triển của mô sẹo.
Giúp bạn bình tĩnh giảm căng thẳng, mệt mỏi
Đây có lẽ là tác dụng phổ biến nhất của oải hương. Những tác động tích cực của chiết xuất oải hương lên hệ thần kinh của con người đã được các chuyên gia kiểm chứng. làm thư giãn tinh thần, tập trung đầu óc và giải tỏa stress rất hiệu quả.
Khắc phục tình trạng khô da
Để khắc phục được tình trạng khô da. Chỉ cần sử dụng chiết xuất hoa oải hương trộn chung với một loại tinh dầu nền hoặc trộn với dưỡng thể. Dùng bôi lên các vị trí da bị khô, nứt nẻ. Chiết xuất oải hương nguyên chất sẽ giúp cho làn da trở nên mềm mại, tránh sự tấn công của vi khuẩn.
Một số lưu ý khi dùng các chiết xuất từ hoa oải hương
- Cũng giống như những loại tinh dầu khác, khi sử dụng tinh dầu oải hương cho da. Chúng ta không nên để nguyên như vậy dùng, mà cần phải pha loãng chung với những loại tinh dầu khác. Vì nếu để nguyên sử dụng với nồng độ cao nhất sẽ có thể gây ra kích ứng cho da.
- Có thể dùng cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên bằng cách khuếch tán và pha loãng đúng cách.
- Làn da nhạy cảm nên test thử trước khi sử dụng
- Không dùng để kết hợp với thức ăn hoặc uống.
- Đối với dòng nước hoa này nếu dùng trong xe hơi phải cẩn trọng bởi nó dễ gây ra buồn ngủ.
- Người có huyết áp thấp hạn chế sử dụng oải hương
Quá trình chiết xuất diễn ra không thể thiếu lượng dung môi lớn. Sau quá trình đó, dung môi thải ra môi trường quá lớn, gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường. Lí do ở đây là kỹ thuật chiết xuất cũ cho hiệu suất thấp và sản phẩm thu được không cao. Vì vậy, xu hướng hiện nay là tìm các giải pháp chiết xuất mới giảm lượng dung môi và cho kết quả tối ưu nhất. Đó chính là nguyên nhân chiết xuất xanh ra đời.
1. Chiết xuất xanh là gì?
Chiết xuất xanh dựa trên sự khám phá và thiết kế các quy trình chiết xuất nhằm làm giảm năng lượng tiêu thụ. Cho phép sử dụng các dung môi thay thế và các sản phẩm tự nhiên tái tạo được, đảm bảo an toàn và cho sản phẩm cũng như là dịch chiết có chất lượng cao.
2. Các nguyên tắc để chiết xuất xanh
Dưới đây là 5 nguyên tắc trong quá trình chiết xuất xanh thường được áp dụng:
2.1 Sử dụng chiết xuất nguyên liệu thực vật
Việc sử dụng thực vật một cách lạm dụng làm dấy lên cảnh báo cạn kiệt nguồn tài nguyên. Vì vậy, chiết xuất xanh ưu tiên dùng những loại tài nguyên từ thực vật có khả năng tái tạo lớn.
Quá trình tìm kiếm thay thế hoặc đưa ra những giải pháp trồng trọt hiệu quả hơn về nguồn nguyên liệu thực vật đã tôn trọng sự đa dạng sinh học.
2.2 Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong chiết xuất
Việc tiêu thụ năng lượng lớn trong quá trình chiết xuất là điều mà trước đây các kĩ thuật chưng cất đã từng làm. Ví dụ như chưng cất hơi nước để chiết xuất tinh dầu cần tiêu thụ năng lượng cao để làm nóng và làm mát nhưng như vậy thì thải ra một lượng lớn khi làm ô nhiễm môi trường.
Vì vậy chiết xuất xanh áp dụng công nghệ tiên tiến giúp quá trình chưng cất bằng phương pháp áp suất sẽ giảm về mặt thời gian, giảm về tiêu thụ năng lượng. Hoặc bằng phương pháp sử dụng sóng siêu âm cũng là một cách hay.
2.3 Tạo ra các dòng sản phẩm sạch từ nguyên liệu thiên nhiên
Những sản phẩm được gọi là thành phẩm từ quá trình chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên được ứng dụng trong đời sống không chỉ là lĩnh vực làm đẹp mà còn cả sức khỏe. Những dòng sản phẩm không chứa chất bảo quản hóa học, cồn, và trộn lẫn những tạp chất độc hại.
2.4 Sử dụng chiết xuất bằng dung môi
Với các quy trình chiết xuất trước đây, dung môi được sử dụng đó là dung môi dễ cháy, dễ bay hơi và độc hại, đó là dung môi hữu cơ thải ra gây độc hại cho môi trường.
Dung môi được sử dụng trong chiết xuất xanh cũng là dung môi xanh, tức là nó là các nguồn tài nguyên tái tạo, được sản xuất từ sinh khối như trái cây, dầu thực vật, gỗ, tinh bột. Những dung môi này có khả năng phân hủy sinh học, không bắt lửa, không độc hại.
2.5 Sử dụng quy trình chiết xuất an toàn và đảm bảo chất lượng
Chiết xuất được thực hiện với các bước giảm chi phí và sử dụng các năng lượng tốt hơn. Quá trình chiết xuất bằng chất lỏng siêu tới hạn có ưu điểm là sử dụng dung môi sạch. Sau quá trình chiết xuất, CO2 được loại. bỏ và tái chế, không còn dấu vết dung môi trong sản phẩm.
3. Một số ưu điểm từ các chiết xuất xanh
Từ những tìm hiểu về quá trình chiết xuất chúng ta có thể thấy những ưu điểm đó là:
- Tận dụng được nguồn nguyên liệu xanh sạch, và có thể tái sinh được.
- Hạn chế sử dụng những nguồn thực vật quý hiếm, gây cạn kiệt.
- Làm giảm lượng khí thải và cũng như dung môi ra môi trường ở bên ngoài.
- Đồng thời sử dụng công nghệ tiên tiến hơn nhằm giảm đi đựo thời gian của quy trình chiết xuất.
Trên đây là bài viết chứa những thông tin cơ bản về chiết xuất xanh mà 3CShop muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những kiến thức cơ bản có thể bổ sung thêm kiến thức cho mọi người.
Để giúp bạn biết thêm thông tin các chiết xuất từ thiên nhiên khác, và đặc biệt là chiết xuất trà xanh. Bạn liên hệ ngay tới số hotline 0909 902 115 để được tư vấn và hỗ trợ cung cấp những thông tin cần thiết hoàn toàn miễn phí.
Dược liệu Atiso được nhiều người sử dụng vì những tác dụng thần kì mà nó mang lại. Chữa bá bệnh, làm đẹp là hai tác dụng đặc trưng nhất mà chúng ta tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Dược liệu Atiso là gì?
Atiso là loài cây được trồng chủ yếu ở những nơi có nhiệt độ ôn hòa. Và khí hậu lạnh như Sapa, Tam Đảo, và Đà Lạt.
Dược liệu atiso là việc chiết xuất từ lá, thân, hoa, rễ của cây atiso tạo ra các loại thuốc có tác dụng tốt cho cơ thể.
Những thành phần hóa học chứa trong atiso có tác dụng tốt. Lá chứa acid hữu cơ, thân chứa các loại muối hữu cơ như kali, canxi, magie, natri. Hoa atiso chứa chất xơ, canxi, lưu huỳnh…Rễ cây chứa acid caffeic (chlorogenic, sesquiterpen lacton).
2. Công dụng của atiso dược liệu trong làm đẹp
Đã làm đẹp là phải kể đến dược liệu atiso, tất cả các bộ phận được tận dụng làm dược liệu chăm sóc và làm đẹp da rất tốt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn.
2.1 Làm đẹp da
Mỗi bộ phận trên cây atiso đều chứa những các chất có tác dụng tốt, đặc biệt đó là làm đẹp. Được mệnh danh là “thần dược” trong việc cải thiện làn da.
Ắt hẳn bạn đã từng uống trà atiso rồi, cảm nhận cái vị của nó khá dễ chịu và đậm vị ngon. Hoặc là sử dụng sữa dưỡng thể, sữa tắm với atiso. Nhờ những cách thức biến tấu phong phú như vậy. Giúp cho chúng ta có nhiều lựa chọn hơn trong việc làm đẹp với atiso.
Ưu điểm nổi trội của atiso là làm cho da mịn màng. Thải độc tố da và giúp da mịn và giảm khô ráp.
2.2 Chống lão hóa da nhờ atiso
Chống lão hóa da là nhờ atiso chứa các chất chống oxy hóa như: gallic acid, rutin, quercetin, cynarin… Những chất này có tác dụng quan trọng trong việc trẻ hóa tế bào, tăng cường miễn dịch.
2.3 Atiso dược liệu trong điều trị mụn hiệu quả
Vì chứa các chất giúp trẻ hóa làn da, chống lão hóa da nên khả năng ngăn ngừa mụn rất cao. Sử dụng dược liệu atiso nhằm cung cấp nhiều vitamin A, E, C, F. Và các chất oxy hóa, cải thiện làn da trắng, khỏe, giảm nếp nhăn.
3. Công dụng trong chăm sóc sức khỏe
Trong quá trình nghiên cứu, dược liệu atiso được công nhận là một loại dược liệu quý có tác dụng chữa bá bệnh.
3.1 Giảm lượng cholesterol trong cơ thể
Trong atiso có chứa lutein, một chất chống oxy hóa, nhằm ngăn ngừa sự hình thành nên cholesterol. Lá atiso khi chiết xuất sẽ thúc đẩy cơ thể xử lí cholesterol hiệu quả hơn. Vì vậy dược liệu atiso có vai trò quan trọng trong việc giảm cholesterol hiệu quả.
3.2 Thanh lọc cơ thể bảo vệ gan hiệu quả
Giàu cynarin và silymarin nên atiso sẽ giúp bổ dưỡng cho gan. Hai chất có khả năng cải thiện sức khỏe bằng cách giải độc tố cho gan.
Ngoài ra những chất này có thể chủ động thúc đẩy tái phát triển và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
3.3 Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
Atiso giàu chất xơ, dược liệu atiso chứa một số chất dinh dưỡng có lợi nhất trong việc cải thiện sức khỏe và chức năng tiêu hóa.
Những chất xơ giúp giảm các triệu chứng táo bón. Giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày và ruột, căng thẳng, đầy hơi, khó chịu.
3.4 Ngăn ngừa bệnh ung thư nhờ trà Atiso dược liệu
Atiso là một trong những loại thực vật chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Trong số 1.000 loại thực phẩm, atiso xếp thứ 7 về hàm lượng chất chống oxy hóa.
Nhờ đó, chất chống oxy hóa có trong dược liệu atiso. Giúp miễn dịch chống lại tác động của một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Trên đây là những công dụng trong làm đẹp và sức khỏe của atiso mà các bạn có thể tham khảo. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những nội dung mới nhất nhé.
Chăm sóc sức khỏe từ lá bạc hà được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp nơi. Đặc biệt hơn, loại thảo dược này còn được nổi tiếng sử dụng trong vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng chiết xuất bạc hà không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ khó lường trước. . Hãy cùng 3C khám phá các công dụng của chiết xuất bạc hà trong chăm sóc sức khỏe dưới đây nhé.
Thông tin về chi tiết chiết xuất bạc hà
Chiết xuất bạc hà tên khoa học là Mentha arvensis L hoặc Mentha piperita L. Đây là cây thảo mộc, sống lâu năm, thân mềm hình vuông. Có màu xanh hoặc màu tím, lá thon dài và có nhiều răng cưa xung quanh mép. Có mùi hương đặc trưng cay cay, khá quyến rũ và đến cảm giác dễ chịu thích thú khi sử dụng.
Là loại cây dễ sử trồng và dễ chăm sóc, chỉ cần cắt một nhánh nhỏ cũng tự mọc rễ và phát triển. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa cây bạc hà với cây rau húng, đây chỉ là 2 giống cây cùng họ và có vẻ ngoài hơi giống nhau chứ không phải cùng 1 loại.
Thành phần có trong chiết xuất bạc hà
Tinh dầu chiếm hơn 5% trong đó menthol chiếm hết 60% và menthol ester khoảng 9% và flavonoid. Chiết xuất bạc hà thành phần nguyên liệu chính là lá thu được các tinh dầu. Bởi phần lá chiếm đến 40 -50 trọng lượng chất xanh và trong đó lá khô hàm lượng tinh dầu là 2 -3 %. Chiếm 0.5 – 1.5% trọng lượng khô của cây.
Quá trình để tổng hợp và tích lũy tinh dầu trong lá được tiến hành. Đồng thời với quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Số lượng lớn của chiết xuất này là quyết định đến hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất ở cuối kỳ làm nụ của cây.
Một số công dụng của chiết xuất bạc hà đối với sức khỏe
Giúp giảm kích ứng hay dị ứng da
Tinh dầu trong vị thuốc bạc hà đã được chứng minh là sẽ có tác dụng chống lại 4 chủng vi khuẩn khác nhau. Trong đó có một loại đã kháng lại kháng sinh. Ngoài ra, nó còn kích thích các nguyên bào sợi phát triển thúc đẩy tổn thương nhanh được chữa lành.
Công dụng của chiết xuất bạc hà trong chữa các bệnh cảm cúm
Chiết xuất bạc hà có mùi rất mạnh. Chính vì vậy, nó giúp người bệnh cảm thông đường thở. Đồng thời, hương thơm của bạc hà cũng giúp người bệnh được thư giãn hơn. Lá bạc hà hoạt động như một loại chất kháng khuẩn, giúp tiêu đờm, giảm ho. Đặc tính chống vi khuẩn của bạc hà cũng giúp giảm viêm cho đường hô hấp.
Giảm đau đầu hiệu quả
Đối với một số chứng bệnh cho thấy dầu bạc hà có tác dụng cải thiện chứng bệnh đau đầu. Nó giúp làm giảm triệu chứng đau đầu do stress khi được thoa lên trán kết hợp với massage. Chỉ cần đưa lọ tinh dầu bạc hà lại gần mũi và hít thật sâu để xoa dịu thần kinh.
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nấm, tiêu diệt virus gây bệnh. Chiết xuất bạc hà sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Tăng cường sức đề kháng trước các tác nhân gây bệnh.
Một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất bạc hà
Mặc dù, chiết xuất mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Cần chú ý những điểm sau đây:
- Không sử dụng bạc hà hoặc những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nếu bị ứng. Nếu vô tình bị dị ứng có thể mọc mụn nước, khi có triệu chứng nên dừng và gặp bác sĩ điều trị.
- Tác dụng phụ của dị ứng khi dùng chiết xuất bạc hà gồm như dị ứng da, nổi ban đỏ, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ợ nóng, ngộ độc do lạm dụng.
- Đối tượng không nên sử dụng: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người tiểu đường, người bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân huyết áp cao, người bệnh về tim mạch, bệnh táo bón kéo dài, người bị suy ngược.
- Không bôi trực tiếp nguyên chất lên vùng da đang có vết thương lở loét hoặc dính vào mắt.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích. Với những kiến thức mới để chăm sóc sức khỏe. Luôn theo dõi để biết thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.
Sự phong phú của các loại chiết xuất cùng với đó là những tác dụng tuyệt vời. Giúp chúng ta có thêm nhiều lựa chọn. Bài viết này, chúng tôi muốn đưa đến những thông tin về những chiết xuất làm trắng da, da săn chắc, tăng tính đàn hồi và tươi trẻ, giảm lão hóa cho mọi người tham khảo.
Chiết xuất trà xanh
Trà xanh là một nguyên liệu được dùng để chiết xuất mỹ phẩm rất phổ biến. Một số mỹ phẩm thành phần chủ yếu là trà xanh, và đang được người dùng ưa chuộng trên thị trường.
Với thành phần chủ yếu là Polyphenols và methylxanthine.
- Polyphenols có vai trò là một chất oxy hóa và chống viêm. Đồng thời nó còn có tác dụng ức chế collagenase (đây là chất enzyme gây thoái hóa collagen và các tế bào nội mô mạch máu).
- Methylxanthine có tác dụng ngăn chặn tích tụ lipid hình thành nên các tế bào mỡ.
Đồng thời, chiết xuất trà xanh được tin dùng trong việc chống lại tia UVB.
Vì vậy, chiết xuất trà xanh được sử dụng rộng rãi trong công thức của những mỹ phẩm như: mặt nạ, kem chống nắng, sữa rửa mặt, nước hoa hồng, kem dưỡng… nhằm giúp làm trắng da, sáng da, loại bỏ nhờn, mụn.
Làm trắng da từ chiết xuất nha đam
Lô hội hay còn gọi là nha đam, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp không kém cạnh một loại cây nào.
Chứa trong mình đầy đủ các chất như vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, axit folic, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr). Mang lại rất nhiều lợi ích trong y học cũng như làm đẹp.
Chiết xuất nha đam mang trong mình một số đặc trưng như cấp ẩm, làm dịu mát da, tái tạo làn da, kiểm soát bã nhờn. Chống lại sự hình thành các nếp nhăn, và se khít lỗ chân lông.
Được sử dụng cho một số mục đích cần thiết như hỗ trợ mụn, kháng khuẩn, sáng da, mờ sẹo, tẩy tế bào chết. Chiết xuất nha đam đặc biệt được ưu ái trong việc tạo ra một số mỹ phẩm phổ biến như: Gel, lotion, cream…
Tẩy tế bào chết giúp làm trắng da từ chiết xuất quế hồi
Chiết xuất quế hồi được xem là món quà quý hóa mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Hồi và quế là hai loại thảo mộc được dùng rất nhiều trong những món ăn bồi bổ sức khỏe hàng ngày. Không những vậy, một bí kíp để tẩy tế bào chết. Đem lại làn da khỏe đẹp đó chính là chiết xuất từ quế hồi.
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất hồi có tác dụng chủ động tái tạo mô, cung cấp bảo vệ mạnh mẽ là da khỏi sự lão hóa. Đối với quế có tác dụng chống oxy hóa và làm mịn, cải thiện lưu thông máu. Loại bỏ các vùng da chảy xệ, kém săn chắc.
Đặc biệt, chiết xuất quế hồi có tác dụng tẩy da chết hoàn hảo. Làm mới da bằng cách loại bỏ các tế bào chết. Tích cực cải thiện sự lưu thông máu, thúc đẩy và cung cấp các dưỡng chất bổ sung cho da.
Chiết xuất củ cải đường – Chiết xuất làm trắng da hiệu quả
Củ cải đường được sử dụng là một thực phẩm tốt trong những bữa cơm hàng ngày. Nó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, nhiều loại vitamin A, C, B6 và khoáng chất có ích.
Chính vì vậy củ cải đường là nguyên liệu chính tạo nên các chiết xuất làm mỹ phẩm làm đẹp. Với hai tác dụng chính đó là: Dưỡng ẩm, phục hồi làn da giúp làm trắng da và làm dịu nhẹ cho da đối với da nhạy cảm.
Củ cải đường được dùng nhiều trong việc tạo chiết xuất làm mặt nạ, làm trà lá củ cải… Giúp ngăn ngừa lão hóa và dưỡng da tốt.
Chiết xuất bạc hà là chiết xuất làm trắng da mà bạn không nên bỏ qua.
Bạc hà là một vị thuốc của Đông y rất tốt. Nhưng từ xưa nó được dùng như một loại mỹ phẩm thiên nhiên tốt, không những giúp giảm mụn. Nó còn có tác dụng làm mờ thâm, se khít lỗ chân lông, mịn da và trắng da.
Sử dụng chiết xuất bạc hà trong những sản phẩm mỹ phẩm đặc trưng như toner, xịt khoáng, dưỡng ẩm. Được dùng mỗi buổi sáng, tối cho các vùng da giúp cải thiện tình trạng da tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ về những chiết xuất làm trắng da. Mọi người nên tham khảo và áp dụng để giúp mình có được một làn da thật tốt nhé.